Petrolimex công bố Quỹ bình ổn xăng dầu còn dư 1.821 tỷ đồng

Ước quỹ bình ổn giá của ​Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đến thời điểm 16 giờ 00 phút ngày 3/2 còn dư 1.821 tỷ đồng tăng 31 tỷ đồng so với thời điểm công bố ngày 19/2.
Petrolimex công bố Quỹ bình ổn xăng dầu còn dư 1.821 tỷ đồng ảnh 1Nhân viên Petrolimex đang bán xăng cho khách hàng. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Trước thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu (16 giờ ngày 4/2), ước quỹ bình ổn giá (BOG) của ​Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) còn dư 1.821 tỷ đồng.

Như vậy, ​so với lần công bố ngày 19/1 là 1.790 tỷ đồng, quỹ bình ổn của Petrolimex tăng 31 tỷ đồng, còn so với ngày 4/1 là 1.805 tỷ đồng, quỹ bình ổn của ​doanh nghiệp này tăng 16 tỷ đồng

Trước đó, liên bộ Công Thương-Tài chính đã có công văn về giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu, theo đó giá xăng RON 92 và xăng E5 không thay đổi. Trong khi mặt hàng dầu diesel 0,05S giảm 25 đồng/lít, dầu hỏa giảm 80 đồng/lít và dầu mazút 3,5S giảm 417 đồng/kg.

Liên quan đến quỹ bình ổn, ​​mức trích lập quỹ bình ổn (BOG) đối với xăng khoáng và các mặt hàng dầu là 300 đồng/lít, xăng E5 là 0 đồng/lít. ​

Trong khi đó, mức chi quỹ bình ổn đối với xăng khoáng sẽ tăng từ ​503 đồng/lít lên 569 đồng/lít; xăng E5 ​có mức mới là 577 đồng/lít thay vì 514 đồng/lít như kỳ công bố ngày 19/1.

Như vậy, mức giá mới đối với xăng RON 92 là 17.594 đồng/lít, xăng E5 cao nhất 17.322 đồng/lít, dầu diesel 0,05S có mức trần là 14.022 đồng/lít, dầu hỏa cao nhất là 12.520 đồng/lít và dầu mazút 3,5S có mức trần là 11.206 đồng/kg.

Trong ngày 19/1, sau khi áp dụng quỹ bình ổn, giá xăng RON 92 và xăng E5 giữ nguyên. Tuy nhiên, mặt hàng dầu diesel 0,05S tăng 290 đồng/lít, dầu hỏa tăng 347 đồng/lít và dầu mazút 3,5S tăng 496 đồng/kg.

Về chi quỹ bình ổn áp dụng trong lần điều chỉnh này đối với xăng khoáng là 503 đồng/lít; xăng E5 ​là 514 đồng/lít; trong khi dầu mazút, dầu diesel và dầu hỏa là 0 đồng/lít, kg./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.