Sáng 29/5, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp vớiCông ty trách nhiệm hữu hạn trục vớt, cứu hộ và kinh doanh nhà Đoàn Ánh Dương và cácban, ngành liên quan tổ chức triển khai việc phân chia cổ vật trục vớttại tàu đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam).
Theo hợpđồng đã ký kết năm 2005 giữa Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam (cụ thể là Sở Văn hóa-Thông tin – nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam) vớicông ty Đoàn Ánh Dương, công ty này sẽ thực hiện việc khai quật, trụcvớt những hiện vật còn lại trên tàu đắm tại vùng biển Cù Lao Chàm.
Côngty sẽ thực hiện đầu tư toàn bộ kinh phí để tiến hành khai quật, trục vớtvà được chia 70% hiện vật (trừ hiện vật độc bản). Đến cuối năm 2007,công ty Đoàn Ánh Dương đã trục vớt được 15.934 hiện vật.
Thực hiện Luật Di sản văn hóa và Nghị định số 86/2005/NĐ-CP ngày8/7/2005 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước,đầu năm 2008, Hội đồng Giám định cổ vật Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchđã giám định và phân loại 13.096 trong tổng số 15.934 hiện vật. Số hiệnvật phân loại được chia thành 10 lô đều nhau, mỗi lô có 1.390 hiện vật,trong đó có 6 hiện vật là ngăn giữa của hộp được xếp vào 6 hộp để chia;còn 2.838 hiện vật, do chưa đủ 10 bản cho một loại nên tạm bảo quản tạikho của Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, chờ khai quật tiếp theo.
Căn cứ vào các văn bản liên quan, ngày 29/5, công ty Đoàn Ánh Dươngchính thức nhận lại 70% số hiện vật (tức 7 lô đã phân chia). Tại buổilàm việc này, phía công ty Đoàn Ánh Dương cho biết tình nguyện hiến tặng70% trong số 2.838 hiện vật còn lại mà công ty này được thụ hưởng choBảo tàng tỉnh Quảng Nam để trưng bày.
Theo ông Hồ Xuân Tịnh,Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Quảng Nam, toàn bộ sốhiện vật tìm thấy trên chiếc tàu đắm tại vùng biển Cù Lao Chàm là đồgốm sứ, chủ yếu là gốm Chu Đậu, xuất xứ từ khoảng cuối thế kỷ 15 đầu thếkỷ 16.
Dự đoán ban đầu chiếc tàu này của một thương nhân nước ngoài tớimua hàng ở Việt Nam, trong quá trình di chuyển về nước thì gặp bão tố vàbị chìm tàu ở vùng biển Cù Lao Chàm.
Địa điểm khai quật con tàu cáchquần đảo Cù Lao Chàm 15 hải lý về phía Bắc, dưới độ sâu 72m so với mựcnước biển. Con tàu này có chiều dài 29,5m và rộng 10m. Hầu hết các cổvật đều chưa thể định giá được.
Tuy không có độc bản, nhưng có nhiềuloại khá hiếm như đĩa có hoa văn tai bèo, lân ngậm tiền, lân hoá rồng,…với màu sắc tam thái, ngũ thái khá đặc biệt; có cổ vật ước tính trị giálên tới 30.000 đôla Mỹ. 3 lô hiện vật nhận được từ việc phối hợp khaiquật, trục vớt chiếc tàu đắm này sẽ được trưng bày tại Bảo tàng tỉnhQuảng Nam./.
Theo hợpđồng đã ký kết năm 2005 giữa Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam (cụ thể là Sở Văn hóa-Thông tin – nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam) vớicông ty Đoàn Ánh Dương, công ty này sẽ thực hiện việc khai quật, trụcvớt những hiện vật còn lại trên tàu đắm tại vùng biển Cù Lao Chàm.
Côngty sẽ thực hiện đầu tư toàn bộ kinh phí để tiến hành khai quật, trục vớtvà được chia 70% hiện vật (trừ hiện vật độc bản). Đến cuối năm 2007,công ty Đoàn Ánh Dương đã trục vớt được 15.934 hiện vật.
Thực hiện Luật Di sản văn hóa và Nghị định số 86/2005/NĐ-CP ngày8/7/2005 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước,đầu năm 2008, Hội đồng Giám định cổ vật Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchđã giám định và phân loại 13.096 trong tổng số 15.934 hiện vật. Số hiệnvật phân loại được chia thành 10 lô đều nhau, mỗi lô có 1.390 hiện vật,trong đó có 6 hiện vật là ngăn giữa của hộp được xếp vào 6 hộp để chia;còn 2.838 hiện vật, do chưa đủ 10 bản cho một loại nên tạm bảo quản tạikho của Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, chờ khai quật tiếp theo.
Căn cứ vào các văn bản liên quan, ngày 29/5, công ty Đoàn Ánh Dươngchính thức nhận lại 70% số hiện vật (tức 7 lô đã phân chia). Tại buổilàm việc này, phía công ty Đoàn Ánh Dương cho biết tình nguyện hiến tặng70% trong số 2.838 hiện vật còn lại mà công ty này được thụ hưởng choBảo tàng tỉnh Quảng Nam để trưng bày.
Theo ông Hồ Xuân Tịnh,Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Quảng Nam, toàn bộ sốhiện vật tìm thấy trên chiếc tàu đắm tại vùng biển Cù Lao Chàm là đồgốm sứ, chủ yếu là gốm Chu Đậu, xuất xứ từ khoảng cuối thế kỷ 15 đầu thếkỷ 16.
Dự đoán ban đầu chiếc tàu này của một thương nhân nước ngoài tớimua hàng ở Việt Nam, trong quá trình di chuyển về nước thì gặp bão tố vàbị chìm tàu ở vùng biển Cù Lao Chàm.
Địa điểm khai quật con tàu cáchquần đảo Cù Lao Chàm 15 hải lý về phía Bắc, dưới độ sâu 72m so với mựcnước biển. Con tàu này có chiều dài 29,5m và rộng 10m. Hầu hết các cổvật đều chưa thể định giá được.
Tuy không có độc bản, nhưng có nhiềuloại khá hiếm như đĩa có hoa văn tai bèo, lân ngậm tiền, lân hoá rồng,…với màu sắc tam thái, ngũ thái khá đặc biệt; có cổ vật ước tính trị giálên tới 30.000 đôla Mỹ. 3 lô hiện vật nhận được từ việc phối hợp khaiquật, trục vớt chiếc tàu đắm này sẽ được trưng bày tại Bảo tàng tỉnhQuảng Nam./.
Hứa Chung (TTXVN)