Phần Lan phát hiện lượng nhỏ chất Fipronil trong trứng nhập khẩu

Đài Phát thanh quốc gia Phần Lan cho biết các phòng thí nghiệm của hải quan nước này phát hiện lượng nhỏ chất Fipronil hàm lượng thấp trong các sản phẩm từ trứng nhập khẩu.
Phần Lan phát hiện lượng nhỏ chất Fipronil trong trứng nhập khẩu ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Ngày 25/8, Đài Phát thanh quốc gia Phần Lan cho biết các phòng thí nghiệm của lực lượng hải quan nước này đã phát hiện một lượng nhỏ chất Fipronil hàm lượng thấp trong các sản phẩm từ trứng nhập khẩu vào Phần Lan.

Một lượng nhỏ chất Fiprofen, một chất được phân hủy từ Fipronil được tìm thấy trong sản phẩm bánh ngọt và nước xốt. Cơ quan hải quan không cho biết các sản phẩm này có xuất xứ từ nước nào.

Vụ bê bối trứng "bẩn" nhiễm Fipronil đã gây hoang mang khắp châu Âu từ đầu mùa Hè này. Những lô trứng nghi nhiễm Fipronil không được nhập khẩu vào Phần Lan.

[Hà Lan tiến hành chất vấn các quan chức về bê bối trứng "bẩn"]

Tuy nhiên, cơ quan hải quan nước này bắt đầu kiểm tra các chế phẩm từ trứng nhập vào nước này.

Các thử nghiệm được nhắm vào các sản phẩm bánh ngọt từ Estonia, Thụy Điển, Pháp và Anh và xốt từ Thụy Điển, Đức và Latvia.

Do sản phẩm chỉ nhiễm ở mức thấp, Hải quan Phần Lan cho rằng các sản phẩm này vẫn phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm.

Vụ bê bối trứng "bẩn" hiện đã lan rộng tới 17 nước châu Âu, trong đó Bỉ, Hà Lan và Đức là ba quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Fipronil được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm thú y để diệt bọ chét, rận, bọ chó nhưng bị EU cấm sử dụng cho các loại động vật chăn nuôi lấy thịt, như gà.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu sử dụng với số lượng lớn, loại hóa chất này có thể "gây nguy hiểm nhẹ" cho thận, gan và tuyến giáp.

Hà Lan cũng từng là tâm điểm của vụ bê bối thực phẩm "bẩn" hồi năm 2013 với vụ thịt ngựa giả thịt bò được bày bán khắp châu Âu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.