Pháp cảnh báo xem xét lại các thỏa thuận song phương với Anh

Thủ tướng Castex cho biết đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) có lập trường cứng rắn hơn đối với tranh chấp giữa Pháp và Anh liên quan đến quyền đánh bắt cá.
Pháp cảnh báo xem xét lại các thỏa thuận song phương với Anh ảnh 1Thủ tướng Pháp cho rằng Anh không tôn trọng những cam kết trong vấn đề đánh bắt cá theo thỏa thuận. (Nguồn: Reuters)

Ngày 5/10, Thủ tướng Pháp Jean Castex đã để ngỏ khả năng xem xét lại mọi thỏa thuận song phương với Anh, cho rằng Anh đã không tôn trọng những cam kết trong vấn đề đánh bắt cá theo thỏa thuận Brexit (chỉ việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu-EU).

Phát biểu tại Quốc hội, Thủ tướng Castex nêu rõ: "Anh không tôn trọng chữ ký của chính họ. Tháng này qua tháng khác, họ đưa ra những điều kiện mới và trì hoãn việc cấp giấy phép... Điều này là không thể chấp nhận."

Thủ tướng Castex cũng cho biết đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) có lập trường cứng rắn hơn đối với tranh chấp giữa Pháp và Anh liên quan đến quyền đánh bắt cá.

Nếu việc dựa vào pháp luật trong khuôn khổ EU không mang lại hiệu quả, Pháp sẽ "đưa vấn đề này lên hội đồng trọng tài (thỏa thuận Brexit) để buộc người Anh giữ lời" và nếu cần sẽ xem xét lại tất cả các thỏa thuận song phương với Anh.

[Thủ tướng Anh khẳng định không thay đổi chiến lược kinh tế]

Ngày 29/9 vừa qua, Pháp cáo buộc Anh chơi "trò chính trị" với quyền đánh bắt cá trong thỏa thuận thương mại hậu Brexit sau khi London từ chối 3/4 đơn xin cấp phép đánh bắt của các tàu cá nhỏ nước Pháp muốn tiếp cận vùng biển Anh.

Bộ trưởng Hàng hải Pháp Annick Girardin nhấn mạnh việc Anh không phê duyệt giấy phép đánh cá cho phần lớn tàu cá của Pháp là động thái từ chối triển khai thỏa thuận Brexit và London không nên tận dụng sự việc này vì mục đích chính trị.

Trước đó một ngày, Anh cho biết đã phê duyệt 12 trong tổng số 47 tàu đánh cá cỡ nhỏ của Pháp được quyền đánh bắt cá ở khu vực 6-12 hải lý trong vùng biển nước Anh.

Giới chức Anh cho biết sẵn sàng đối thoại với những chủ tàu bị từ chối, đồng thời nói rõ những tàu đã không cung cấp đầy đủ bằng chứng về lịch sử hoạt động đánh bắt cá trong khu vực trên như quy định trong Thỏa thuận hợp tác và thương mại (TCA), ký giữa Anh và EU hồi năm ngoái. 

Một người phát ngôn của Chính phủ Anh cho biết cách thức London giải quyết sự việc này là hợp lý và phù hợp với cam kết trong TCA.

Quan chức này khẳng định liên quan đến khu vực 6-12 hải lý, các tàu của EU phải cung cấp bằng chứng về hồ sơ theo dõi hoạt động đánh bắt trong các vùng biển đó./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.