Phát hiện loại protein mới giúp điều trị bệnh COVID-19 và ung thư

Protein có tên gọi Integrin-beta1 được tế bào sử dụng để bám vào các giá đỡ khác nhau trong cơ thể và liên kết với các tế bào khác trong quá trình di chuyển.
Phát hiện loại protein mới giúp điều trị bệnh COVID-19 và ung thư ảnh 1Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Barcelona, Tây Ban Nha. (Ảnh: THX/TTXVN)

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học UCLouvain của Bỉ vừa phát hiện một loại protein mới là tác nhân chính làm lây lan virus trong cơ thể con người.

Giáo sư David Alsteens, thuộc Viện khoa học và công nghệ phân tử sinh học Louvain tại Đại học UCLouvain, cho biết protein có tên gọi Integrin-beta1 được tế bào sử dụng để bám vào các giá đỡ khác nhau trong cơ thể và liên kết với các tế bào khác trong quá trình di chuyển.

Các nhà khoa học đã phân tích cách thức mà protein này giúp các reovirus, tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp và đường ruột, xâm nhập vào tế bào.

Họ thấy rằng giống như một ổ khóa, Integrin-beta1 cho phép các virus có chìa khóa để xâm nhập vào tế bào và đưa ra ngoài các loại virus khác. Như vậy, khi một virus tiếp xúc với proteine này, một lỗ hổng sẽ xuất hiện bên trong tế bào.

Các protein hình sợi bên trong tế bào sẽ được chọn loc một cách tự nhiên để thu hút virus. Khu vực mà virus xâm nhập nhiều nhất trong tế bào cho đến nay là phân tử liên kết tế bào A hoặc JAM-A.

Công trình khoa học trên bắt đầu được thực hiện cách đây ba năm với mục đích phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu các bệnh do virus gây ra.

[Sản phẩm công nghệ mới mang lại hy vọng cho các bệnh nhân ung thư vú]

Theo giáo sư Alsteens, cách thức này giống như cách câu cá: gắn một con virus vào lưỡi câu và sau đó ném nó lên bề mặt của Integrin-beta1 của tế bào để nhử mồi. Nếu cảm thấy "cần câu" hơi nặng tức là có virus bám vào đó. Điều này chi quan sát được bằng kính hiển vi lực nguyên tử.

Nghiên cứu nói trên được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, rất được quan tâm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát.

Các nhà khoa học đã phát hiện không chỉ một chìa khóa xâm nhập mới, mà trên hết là một ổ khóa mới, rất cần thiết để có thể "đóng cánh cửa" đối với virus. Từ đó mở ra triển vọng phát triển các liệu pháp kháng virus và có thể áp dụng để chống lại virus SARS-CoV-2.

Bên cạnh việc chống lại virus, Integrin-beta1 còn có thể là yếu tố hàng đầu giúp chống ung thư với tư cách là vật chủ mang gene. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng reovirus có thể kích hoạt một loạt các hệ thống phòng thủ bên trong tế bào dẫn đến việc tiêu diệt khoảng 30% tế bào ung thư. Đây được gọi là quá trình «chết tế bào theo chương trình » (apoptosis).

Giáo sư Alsteens giải thích “thay vì ngăn chặn tế bào đối với virus, chúng tôi có thể hướng các reovirus vào các tế bào ung thư bằng cách kích hoạt proteine Integrin-beta1 để virus xâm nhập vào tế bào."

Theo các nhà khoa học Bỉ, khám phá mới nêu trên có thể giúp phát triển các liệu pháp kháng virus cũng như các phương pháp điều trị bệnh ung thư./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.