Phát hiện trồng và chăm sóc lúa mỳ bằng tia laser

Các nhà nghiên cứu nông nghiệp Nga phát hiện ra phương pháp trồng, chăm sóc lúa mỳ bằng tia laser, thay các loại phân bón hóa học.
Các nhà nghiên cứu nông nghiệp Nga vừa phát hiện ra phương pháp trồng và chămsóc lúa mỳ bằng tia laser, thay thế việc sử dụng các loại phân bón hóa học vốnđộc hại và tốn kém được áp dụng từ trước tới nay trong nông nghiệp.

Thử nghiệm ban đầu của các nhà nghiên cứu nông nghiệp ở Krasnodar, miền Namnước Nga, cho thấy việc ứng dụng tia laser trong quá trình trồng lúa, giúp tăngnăng suất lên gấp nhiều lần.

Nhà nghiên cứu Anton Didenko, thuộc Viện Bảo vệ Thực vật Nga, cho biết đấtđai ở Krasnodar đang cằn cỗi, hậu quả của việc trồng lúa mỳ bằng công nghệchuyên sâu sử dụng các hóa chất độc hại với khối lượng lớn.

Ông cho rằng áp dụng công nghệ laser sẽ giúp thay thế hoàn toàn chất hóa học.Lâu nay, sau khi phun hóa chất độc hại, người nông nhân nhận thấy có nhiều chimchết trong khu vực. Trong khi đó, việc sử dụng tia laser trong sản xuất nôngnghiệp hoàn toàn vô hại đối với cả chim và người. Ngoài ra, tia laser có thể sửdụng không chỉ với các loại cây lương thực, mà còn có thể áp dụng với rau màu.Hơn nữa, hiệu quả sẽ cao hơn khi xử lý hạt giống và mầm.

Nhờ sử dụng tia laser, những bông lúa mạch đầu tiên xuất hiện sớm hơn 10 ngàyso với phương pháp truyền thống, ngoài ra bộ rễ của cây sinh trưởng mạnh hơn vàtrưởng thành nhanh hơn, ông cho biết thêm.

Phương pháp laser được ứng dụng thông qua việc gắn một thiết bị trên máy kéo,tia laser sẽ tác động tới cây trồng khi máy kéo chạy xung quanh cánh đồng. Tialaser sẽ kích thích hệ miễn dịch của thực vật, tăng cường độ vững chắc của bộ rễvà tăng cường khả năng kháng bệnh của cây. Phương pháp sử dụng tia laser cũnggiúp người nông dân tiết kiệm sức lao động và chi phí hơn rất nhiều.

Hiện phương pháp khoa học này đã được nhiều vùng nông nghiệp của Nga quan tâmvà sẽ sử dụng trong thời gian tới./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.