Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm an toàn sinh học tiêu chuẩn VietGAP

Cả nước hiện có 282 trang trại áp dụng nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP, với hơn 1,1 triệu con lợn, ngoài ra, còn có 437 trang trại chăn nuôi gia cầm thực hiện chăn nuôi theo quy trình VietGAP.
Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm an toàn sinh học tiêu chuẩn VietGAP ảnh 1Hộ chăn nuôi lợn tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Sáng 6/9, tại Bến Tre, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre tổ chức Hội nghị phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm an toàn sinh học và đảm bảo tính bền vững ở các tỉnh, thành khu vực phía Nam.

Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng, từ tháng Hai năm nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra và đến nay vẫn diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và xã hội.

Do vậy, để đảm bảo chủ động nguồn thực phẩm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, các địa phương cần có định hướng và giải pháp để phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm bền vững trong thời gian tới.

Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho hay, từ đầu tháng Hai năm nay đến ngày 3/9 vừa qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại trên 7.000 xã thuộc hơn 600 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy gần 4,7 triệu con, với tổng trọng lượng là 270.000 tấn (chiếm 7% tổng trọng lượng thịt lợn của cả nước).

Theo nhận định của Cục Thú y, hiện số xã và số lợn buộc phải tiêu hủy theo ngày hoặc theo tháng có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, do chưa có thuốc điều trị và vắcxin phòng bệnh; virus tồn tại lâu ngoài môi trường, có sức đề kháng rất cao, đường lây truyền rất đa dạng, khó kiểm soát; chăn nuôi hộ gia đình, nhỏ lẻ, mật độ rất cao, khó thực hiện các biện pháp an toàn sinh học.

Do đó, thời gian tới, nguy cơ bệnh dịch tạ lợn châu Phi tiếp tục phát sinh và lây lan theo 3 hướng sau: lây lan nhanh đến các địa bàn chưa có dịch, tái phát tại các ổ dịch cũ đã qua 30 ngày, có thể xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

Giải pháp hạn chế dịch bệnh trên lợn nói chung và bệnh dịch tả lợn châu Phi nói riêng là áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Đây là “vũ khí” số một để phòng, chống dịch bệnh; đồng thời, thường xuyên tổ chức phun độc sát trùng nhằm cắt đứt mầm bệnh, kết hợp với sử dụng các chế phẩm an toàn sinh học trong chăn nuôi, ông Đông nêu vấn đề.

Theo Cục Chăn nuôi, thời gian tới Cục sẽ triển khai đồng bộ các nhóm giải phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm bền vững. Cụ thể, xác định rõ đặc trưng, lợi thế cạnh tranh của từng vùng đối với chăn nuôi lợn để điều chỉnh, tập trung nguồn lực cho sản xuất; từng bước xây dựng chuỗi giá trị sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm thịt lợn. Đồng thời, tập trung khai thác và giữ vững được thị phần sản phẩm thịt lợn, thị trường trong nước thông qua các chủng loại sản phẩm từ thịt lợn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước.

Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến chia sẻ, khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo cơ cấu lại sản xuất để bù đắp lại phấn thiếu hụt sản lượng thịt lợn khoảng 7%.

[Resort bò sữa Tây Ninh: Hạt nhân xây dựng vùng chăn nuôi bò an toàn]

Chăn nuôi an toàn sinh học đã được chú trọng nhiều năm qua và trong điều kiện dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra thì vấn đề này càng quan trọng. Bởi điều này sẽ đảm bảo được sản phẩm chất lượng và phát triển bền vững, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm cho những tháng cuối năm nay.

Các địa phương cần phát huy lợi thế về khả năng sản xuất một số giống lợn, gia cầm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng; trong đó, phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp, an toàn sinh học ở nơi có điều kiện đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường, Thứ trưởng yêu cầu.

Cùng đó, tổ chức lại sản xuất theo hướng phần lớn chăn nuôi lợn trang trại, công nghiệp, chăn nuôi an toàn sinh học; ưu tiên phát triển chăn nuôi bền vững theo theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học bổ sung chế phẩm gắn sản xuất theo chuỗi sản phẩm; đặc biệt chú trọng đến khâu giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Các địa phương tổ chức liên kết theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường; trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm để liên kết với các tổ chức sản xuất như liên kết tổ hợp tác, hợp tác xã, ngành hàng.

Tính đến ngày 1/7 vừa qua, tổng đàn lợn của cả nước trên 22,2 triệu con, giảm 18,5%; trong đó, đàn nái là 3,2 triệu con, giảm khoảng 20% và tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 2,1 triệu tấn, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Riêng gia cầm, năm 2018, tổng đàn gia cầm đạt 409 triệu con, sản lượng thịt gia cầm đạt gần 1,1 triệu tấn, sản lượng trứng 11,6 triệu quả; trong đó có 317 triệu con gà, chiếm 77,5% và 92 triệu con thủy cầm, chiếm 22,5%.

Giai đoạn từ năm 2016-2018, số lượng trang trại chăn nuôi lợn và tổng đầu con lợn được áp dụng chăn nuôi VietGAP tăng dần.

Đến nay, cả nước có 282 trang trại áp dụng nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP, với hơn 1,1 triệu con lợn. Ngoài ra, còn có 437 trang trại chăn nuôi gia cầm thực hiện chăn nuôi theo quy trình VietGAP, với tổng sản lượng thịt gần 17.000 tấn.

Xu hướng số lượng trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học ngày càng tăng so với trước. Tính đến hết năm 2018, cả nước có 2.502 trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học, với hơn 2,8 triệu con; 683 trang trại chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh, với 800.000 con lợn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.