Đặc biệt, dự án đã ngày càng mở rộng diện tích thâm canh giống lúa nếp quý hiếmcó từ rất lâu đời và được coi là đặc sản tại địa phương.
Dự án đã thử nghiệm tại 4 xã Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Ngọc Lập trên 3 môhình: mô hình thử nghiệm thời vụ, mô hình thử nghiệm bón phân, mô hình chọn lọcnhân giống.
Ở mỗi mô hình, dự án đã triển khai chăm sóc từ khâu gieo mạ, bón phân, khử lẫn,cấy một dảnh... theo từng giai đoạn, đồng thời áp dụng công thức thâm canh theotừng thời gian cụ thể ở từng mô hình.
Kết quả thử nghiệm ở cả 3 mô hình cho thấy, cây lúa phát triển tốt, mức độ nhiễmsâu bệnh thấp, năng suất đạt cao, chất lượng sản phẩm của gạo cấy ở vụ chiêmxuân tương đương với chất lượng gạo cấy ở vụ mùa với năng suất bình quân đạt gần38 tạ/ha, sản lượng trên 173 tấn...
Đặc biệt, dự án đã xác định được vùng diện tích phát triển giống lúa nếp Gà gáyMỹ Lung; xây dựng được mô hình sản xuất giống lúa nhằm cung cấp giống có chấtlượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa với quy mô 5ha; hoàn thiện biện pháp kỹthuật, nâng cao năng suất chất lượng và phát triển vùng sản xuất thâm canh lúanếp Gà gáy Mỹ Lung thành vùng sản xuất hàng hóa với quy mô 200ha.
Giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung có nguồn gốc từ xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, tỉnh PhúThọ. Đây là giống lúa quý hiếm có từ lâu đời và được coi là đặc sản của Yên Lập.
Từ năm 1960-1970 giống lúa này đã bị người dân thay thế trồng lúa tẻ và một sốgiống lúa nếp khác. Do đó, diện tích thâm canh giống lúa này dần dần bị thu hẹpvà có xu hướng bị mai một.
Năm 2005, huyện Yên Lập đã thực hiện phục hồi giống lúa này với quy mô 5ha.
Năm 2006-2007, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ đã hỗ trợ kinh phí thực hiện đềtài “Phục hồi nhân giống và mở rộng sản xuất giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung” trênquy mô 7ha và đề tài “Phát triển, mở rộng sản xuất giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung”với quy mô 46ha.”
Từ 2009 đến nay, giống lúa này đã được mở rộng với quy mô 200ha.
Dự kiến đến năm 2012 sẽ có khoảng hơn 600 tấn lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung thành phẩmcung ứng cho thị trường trong nước./.