Phát triển kinh tế biển làm điểm tựa để ngư dân vươn khơi, bám biển

Với kinh nhiệm nhiều năm tham gia thực hiện các nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa, Đại tá Lê Đình Hải mong muốn Đảng ta tiếp tục có những chính sách phát triển kinh tế biển.
Tàu kiểm ngư KN 475 đang lai dắt tàu tàu cá BĐ 97054TS vào cảng Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: TTXVN phát)
Tàu kiểm ngư KN 475 đang lai dắt tàu tàu cá BĐ 97054TS vào cảng Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: TTXVN phát)

Phát triển kinh tế biển để vừa là điểm tựa cho an ninh quốc phòng, vừa là điểm tựa để ngư dân ra khơi, bám biển là mong muốn của cán bộ, chiến sỹ tham gia Đoàn công tác trên tàu KN-490 trong hoạt động thay, thu quân và chúc Tết quân, dân ở các đảo ngoài Trường Sa trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Sau nhiều ngày rời Quân cảng Cam Ranh, chuyến tàu chở Đoàn công tác Vùng 4 Hải quân ngày 19/1 đã cập bến đảo Sinh Tồn Đông.

Dù điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng với quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ, hướng tới chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đoàn công tác Vùng 4 Hải quân đã phát động phong trào thi đua cao điểm; trong đó, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thay, thu quân trên các đảo, đưa đón đoàn công tác, vận chuyển hàng hóa phục vụ quân dân các đảo ở Trường Sa đúng kế hoạch, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, phương tiện...

[Quân và dân đảo Sinh Tồn hướng về Đại hội XIII của Đảng]

Đại tá Lê Đình Hải, Trưởng Đoàn công tác cho biết, hướng tới sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng sắp tới của Đảng, Đoàn đề ra các hoạt động thi đua, trong đó có hoạt động mang quà Tết từ đất liền ra tặng quân, dân ở các đảo ngoài Trường Sa. Đây là hoạt động thiết thực, qua đó kịp thời động viên tinh thần quân và dân Trường Sa .

Với kinh nhiệm nhiều năm tham gia thực hiện các nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa, Đại tá Lê Đình Hải mong muốn Đảng ta tiếp tục có những chính sách phát triển kinh tế biển.

Sau Đại hội, Đảng ta sẽ tiếp tục có những chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, trong đó quan tâm đầu tư kinh tế biển. Nếu phát triển kinh tế biển tốt, Việt Nam sẽ mạnh cả về kinh tế cũng như an ninh quốc phòng.

Đồng quan điểm, Trung úy Phạm Xuân Trường, Chính trị viên đại đội 2 thuộc Lữ đoàn 146 cho biết, thời gian qua, Vùng 4 Hải quân đã đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách giúp ngư dân vươn khơi, bám biển, phát triển kinh tế biển bền vững.

Trung úy Phạm Xuân Trường cho biết Vùng 4 Hải quân luôn bố trí tàu túc trực tại các đảo ngoài Trường Sa để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, giúp đỡ ngư dân về nhiên liệu, nước biển hay sửa chữa tàu thuyền.

Phát triển kinh tế biển cần được tiếp tục duy trì, triển khai mạnh để đây là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển.

Xác định nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo và phát triển kinh tế biển có vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Đại tá Lê Đình Hải cho biết thêm, các chuyến công tác của Vùng 4 Hải quân cho thấy sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân và nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Việc tổ chức đoàn công tác ra kiểm tra, thăm, động viên, thay, thu quân và chúc Tết cán bộ, chiến sỹ, người dân trên các đảo ở Trường Sa là hoạt động thông lệ hằng năm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.