Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án thủy điện Hòa Bình mở rộng

Mục tiêu xây dựng nhằm tăng cường công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa nước hàng năm vào mùa lũ của Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án thủy điện Hòa Bình mở rộng ảnh 1Thủy điện Hòa Bình. (Ảnh: Vũ Hà/TTXVN)

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 389/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng.

Mục tiêu xây dựng nhằm tăng cường công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa nước hàng năm vào mùa lũ của Nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu để phát điện; nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện quốc gia; góp phần giảm chi phí hệ thống điện quốc gia; giảm bớt cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu, qua đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và sửa chữa.

Về quy mô đầu tư xây dựng, hai tổ máy với công suất lắp máy là 480MW, nhà máy thủy điện kiểu hở. Điện lượng trung bình hàng năm 479 triệu kWh/năm (mùa lũ) và tăng khả năng huy động điện năng giờ cao điểm của nhà máy điện Hòa Bình hiện hữu vào mùa khô khoảng 264,4 triệu kWh/năm.

[Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không "ăn xổi ở thì" trong phát triển]

Sơ bộ thiết bị công nghệ chính gồm thiết bị cơ khí thủy lực (bao gồm hai tổ máy Tuabin Francis, máy phát điện đồng bộ ba pha trục đứng, công suất lắp máy 480 MW (2x240MW) và các thiết bị phụ đồng bộ); thiết bị cơ khí thủy công (bao gồm thiết bị cửa nhận nước, nhà máy thủy điện, đường ống áp lực và các thiết bị phụ khác); trạm phân phối điện (sử dụng phương án trạm GIS, đấu nối với hệ thống điện quốc gia ở cấp điện áp 220kV hoặc 500kV).

Nhà máy được xây dựng tại cửa lấy nước thuộc xã Thái Thịnh, đường hầm dẫn nước; nhà máy thuộc phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Dự án được triển khai chuẩn bị đầu tư từ năm 2017 và đưa công trình vào vận hành năm 2022-2023 với tổng mức đầu tư sơ bộ 8.596,203 tỷ đồng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.