Philippines: Chính quyền mới cam kết thúc đẩy phê chuẩn RCEP

Trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí địa phương gần đây, người sẽ trở thành tân Bộ trưởng Tài chính của Philippines khẳng định RCEP là “yêu cầu công tác đầu tiên” của chính quyền sắp tới.
Philippines: Chính quyền mới cam kết thúc đẩy phê chuẩn RCEP ảnh 1Chủ tịch Hạ viện Philippines Lord Allan Velasco (phải) và Chủ tịch Thượng viện Vicente Sotto (trái) tuyên bố ông Ferdinand Marcos Jr là Tổng thống thứ 17 của nước này, tại phiên họp ở Quezon ngày 25/5. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo THX, đội ngũ phụ trách lĩnh vực kinh tế trong chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Ferdinand Romualdez Marcos cam kết sẽ thúc đẩy tiến trình phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, chiếm 30% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên toàn cầu.

Trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí địa phương gần đây, ông Bangko Sentral ng Pilipinas Governor Benjamin Diokno - nhân vật sẽ trở thành tân Bộ trưởng Tài chính của Philippines, khẳng định RCEP là “yêu cầu công tác đầu tiên” của chính quyền sắp tới.

Ông Marcos sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 30/6 tới, thay thế Tổng thống đương nhiệm Rodrigo Duterte. Ông Duterte đã thông qua RCEP hồi tháng 7 năm ngoái.

[Indonesia đặt mục tiêu phê chuẩn RCEP trong 6 tháng đầu năm 2022]

Tại Philippines, các hiệp ước hoặc thỏa thuận quốc tế mà chính phủ nước này ký kết gia nhập cần có được sự chấp thuận của Thượng viện.

Tuy nhiên, Thượng viện Philippines đã không thể phê chuẩn RCEP khi cơ quan này hoãn phiên họp cuối cùng hôm 1/6. Một số thượng nghị sỹ trì hoãn cuộc bỏ phiếu do lo ngại về nguy cơ thiếu biện pháp bảo hộ dành cho lĩnh vực nông nghiệp.

RCEP, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, là hiệp định thương mại bao gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.