Phim "Ip Man" đánh bại "Iron Man" ở Trung Quốc

"Ip Man" (Diệp Vấn) phần 2 đang vượt mặt “bom tấn” Hollywood "Iron Man 2" về doanh thu ở thị trường Trung Quốc đại lục và Hongkong.
Trong "Ip Man" (Diệp Vấn) phần 2, tôn sư kungfu Diệp Vấn (thầy của Lý Tiểu Long)hạ gục một võ sĩ quyền Anh phương Tây. Ngoài màn ảnh, đó cũng là câu chuyệntương tự. "Ip Man 2" đang vượt mặt "Iron Man 2" ở thị trường Trung Quốc đại lục vàHongkong.

Trình chiếu ngày 27/4 tại Trung Quốc đại lục, "Ip Man 2" (phần kế tiếp của bộ phim"Ip Man" rất thành công năm 2008, kể về cuộc đời của một tôn sư kungfu có thật)thu về 100 triệu Nhân dân tệ (tương đương 14,7 triệu USD) trong tuần lễ đầutiên.

Trong khi đó, "Iron Man 2" ra mắt ngày 7/5 vừa qua chỉ gặt hái 60 triệu Nhân dântệ tính đến ngày 13/5.

Tại Hongkong, "Iron Man 2" công chiếu chỉ một ngày sau Ip Man 2. Đua song song nhưvậy nhưng đến lúc này, "Ip Man 2" đã thu về 28 triệu Nhân dân tệ, bỏ xa "Iron Man 2"tới 7 triệu Nhân dân tệ.

Ngôi sao võ thuật Hongkong Chung Tử Đơn, người thủ vai chính Diệp Vấn trong "IpMan" và "Ip Man 2" vui vẻ nhận xét thật hiếm có một bộ phim nội lại đánh bại được“bom tấn” Hollywood về doanh thu như vậy.

Trong khi đó, đạo diễn Diệp Vĩ Tín cam kết rằng nếu "Ip Man 2" thu về hơn 300triệu Nhân dân tệ, ông sẽ làm tiếp "Ip Man 3."

Khơi dậy niềm tự hào?

Theo nhà phê bình phim Yu Xin, sở dĩ "Ip Man 2" gặt hái thành công rực rỡ ở cácphòng vé vì đã thể hiện mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước.

15 phút cuối của phim là cảnh đọ sức căng thẳng, quyết liệt và đẹp mắt giữa DiệpVấn với một võ sĩ quyền Anh phương Tây. Ở các rạp tại Trung Quốc, cứ sau cảnhDiệp Vấn hạ gục võ sĩ ngạo mạn này là lại vang lên những tràng pháo tay từ ngườixem.

Yu Xin nhận xét: “Kể từ năm 1840 (thời điểm nổ ra Chiến tranh Nha phiến và mởđầu cho sự u ám kéo dài cả thế kỷ với Trung Quốc), chiến tranh với các quốc giaphương Tây luôn là nỗi đau trong tim người Trung Quốc. Võ thuật, một tài sảnquốc gia, thường được coi là lối thoát cho chủ nghĩa yêu nước. Kịch bản dùngkungfu Trung Hoa đánh bại người nước ngoài trở thành khuôn mẫu trong các phimhành động.”

Tuy nhiên, nhà phê bình Zhang Boqing lại không tán thành cách đánh giá trên:“Như thế là nghĩ quá cho một phim thương mại. Nếu một phim giải trí làm ngườixem xúc động và khiến họ nhập tâm, nó thành công là tất yếu.”

Yếu tố thời điểm


Có một lí do quan trọng khiến "Iron Man 2" không thành công lắm ở Trung Quốc đạilục và Hongkong là vì bị lộ sớm trên mạng.

Paramount và Marvel ra mắt bộ phim này ở một số thị trường nước ngoài khoảng mộttuần lễ trước khi trình chiếu tại Mỹ ngày 7/5, kết quả là ngày 3/5 trên mạng đãxuất hiện các bản quay trộm. Dù khó đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng, tìnhtrạng này khiến Iron Man 2 không còn được săn đón rầm rộ.

Trong khi đó, thời điểm công chiếu của "Ip Man 2" lại thuận lợi hơn nhiều khitrùng với dịp nghỉ Quốc tế Lao động 1-3/5 ở Trung Quốc và không có đối thủ tháchthức bởi "Iron Man 2" bị hoãn lại đến 7/5.

Một nguyên nhân khác thuộc về chất lượng. "Iron Man 2" bị cho là không hấp dẫn như"Iron Man 1".

Huang Qunfei - Giám đốc chuỗi rạp New Film Association Company nhận xét: “Phầntiếp theo này quá nhiều thoại và quá ít bất ngờ. Không còn cảm giác mới mẻ vớikịch bản hay những hiệu ứng đặc biệt. Phần 1 thật đặc biệt và mới mẻ. Nhưngkhông có đột phá nào trong phần 2.”

Năm ngoái, các rạp chiếu phim Trung Quốc đạt kỷ lục 6,2 tỷ Nhân dân tệ mà trongđó 56,6% doanh thu thuộc về những bộ phim nội (một nămTrung Quốc chỉ chiếu 20 bộ phim ngoại).

Năm nay, tổng doanh thu được hy vọng sẽ đạt kỷ lục mới là 10 tỷ Nhân dân tệ./.

Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục