[Photo] Chiêm ngưỡng rừng phong cổ thụ độc đáo nhất Việt Nam
Giữa khung cảnh núi non hùng vỹ cùng thảm thực vật rừng nguyên sinh của Tả Liên Sơn (còn gọi núi Cổ Trâu) thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu là rừng phong cổ thụ độc đáo nhất cả nước.
Xuân Mai
Cây phong thường là 'đặc sản' của xứ lạnh và có nhiều ở Canada, Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Ở Việt Nam, cây phong lá đỏ xuất hiện rải rác ở một số tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc và Đà Lạt nhưng với số lượng ít. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Từng ngạc nhiên khi chiêm ngưỡng rừng phong ở Đà Lạt vào mùa lá đỏ vì tưởng rằng đây là rừng phong tự nhiên lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nhưng khi đến núi Tả Liên tôi khám phá ra rằng nơi này mới thực sự là 'địa bàn' cây phong của cả nước. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nếu ở Đà Lạt cây phong mọc rải rác với số lượng nhỏ vài chục cây... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Thì từ độ cao khoảng 1.800m của núi Tả Liên, những cây phong mọc thành từng vạt và số lượng lớn không đếm xuể. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đặc biệt, do là rừng nguyên sinh nên cây phong ở Tả Liên mọc giữa những rêu phong, và địa y tạo nên phong cảnh vô cùng độc đáo, ấn tượng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Theo Giàng A Páo, ở bản Tả Lèng 2 cho biết, cây phong cổ thụ như thế này có tuổi đời khoảng 30-40 năm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Các bạn trẻ thích thú ngồi nghỉ dưới tán phong trong rừng già. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Mọc ở độ cao khoảng hơn 2.000m, cây phong được phủ kín địa y, khoác lên mình một vẻ ma quái. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cây phong cổ thụ lớn nhất mà chúng tôi gặp trên đường lên đỉnh Tả Liên - núi có độ cao 2.993m so với mặt nước biển và thuộc tốp những đỉnh núi cao nhất Việt Nam. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Các bạn trẻ trong đoàn cho biết, rất thích thú vì lần đầu tiên được chiêm ngưỡng rừng phong cổ thụ đẹp như vậy. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những tán lá phong rực lên trong vạt nắng chiều. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đứng nghỉ dưới tán cây, dưới chân là thảm lá phong dày và hít thở không khí của rừng già thực sự là cảm giác vô cùng tuyệt vời. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đầu năm “mở hàng” bằng chuyến đi Bạch Mộc Lương Tử (trên dãy Hoàng Liên Sơn), chinh phục Núi Muối ăm ắp những cảm xúc không thể nào quên, tôi đã có chuyến đi một lần để phải nhớ cả đời.
Tháng Tư, mùa hoa đỗ quyên nở rộ khắp "nóc nhà thứ hai của Đông Dương" - núi Pu Ta Leng với chiều cao 3.049m. Những vạt rừng hồng tía, tím dịu, trắng tinh khôi hay rực đỏ dưới nắng vàng, trời xanh.
Giống như lạc vào một khu rừng cổ tích, lúc ma quái đến đáng sợ, lúc lại lãng mạn, nên thơ đến ngỡ ngàng là ấn tượng trọn vẹn nhất của tôi sau chuyến đi chinh phục đỉnh núi Pu Ta Leng.
Từ độ cao khoảng 2.600m, lúc này trời đã sáng bảnh mắt, chúng tôi như lạc vào thế giới cổ tích. Đâu đó vẳng lại tiếng chim kêu vượn hót làm bừng tỉnh cả núi rừng Pu Ta Leng buổi sớm mai.
Nếu ở một số tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc... Việt Nam, cây lá phong xuất hiện rải rác thì Đà Lạt mới phát hiện rừng phong tự nhiên có số lượng lớn độc nhất. Cuối Thu, những chiếc lá đỏ thả rơi khắp rừng.
Nhiều người thích du lịch khám phá vùng cao nguyên Lang-Biang, Đà Lạt gần đây đã có thêm một trải nghiệm mới với tour du lịch khám phá rừng lá phong đỏ.