[Photo] Ghé thăm rạp múa rối nước ngoài trời ở làng Đào Thục
Rối nước Đào Thục (Đông Anh, Hà Nội) đã để lại ấn tượng đối với bạn bè quốc tế trong những lần phường rối đi lưu diễn tại các nước Trung Quốc, Hà Lan... và trở thành sản phẩm du lịch cho du khách.
Trần Thanh Giang
Các con rối được làm bằng gỗ nhẹ, sơn những màu sắc sặc sỡ gắn lên đầu sào tre và điều khiển bằng ròng rọc. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Những chi tiết nhỏ nhất của con rối được các nghệ sỹ kiểm tra kỹ lưỡng trước khi biểu diễn. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Hậu trường phía trong Thủy Đình, nơi các nghệ sỹ điều khiển những con rối theo các tích trò kết hợp với âm nhạc dân tộc. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Để người xem cuốn hút vào những điệu múa rối thì ban nhạc cũng là một phần không thể thiếu. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Kết thúc chương trình, tấm màn ngăn cách người nghệ sỹ và khán giả cùng những con rối được kéo lên và khi đó người xem mới được nhìn thấy những con người tài hoa của làng rối Đào Thục. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Hình ảnh người nông dân trên ruộng đồng được tái hiện tại phường rối. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Cảnh thanh bình của những người nông dân đi chăn vịt trên đồng. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Nghệ thuật hát văn cũng được truyền tải thông qua những điệu múa uyển chuyển của những con rối. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Điệu múa Phượng. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Hình ảnh người nông dân Việt Nam với “Con Trâu đi trước, cái cày đi sau." (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Hình ảnh Võ Tòng đả hổ trên sân khấu rối nước. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Du khách nước ngoài dành những tràng pháo tay cho các nghệ sỹ làng rối nước Đào Thục. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Người xem lưu lại hình ảnh đẹp của những màn múa rối nước. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Cựu Thượng nghị sỹ Matsuda Iwaoho của Nhật Bản cho rằng múa rối nước là một loại hình khoa học tổng hợp của người Việt xưa mà ngay cả một kỹ sư hàng đầu thời hiện đại cũng khó lòng thực hiện nổi.
Nằm ở huyện Quốc Oai, Hà Nội, chùa Thầy từ lâu đã nổi tiếng với nhiều truyền thuyết kỳ ảo, linh thiêng xung quanh thiền sư Từ Đạo Hạnh và vẻ đẹp của kiến trúc, non nước hữu tình chốn bồng lai
“Long Thành diễn xướng” là sân khấu đa năng, trên là sàn gỗ và dưới là nước, với khác biệt lớn nhất khi chính các nghệ sỹ chèo sẽ trực tiếp điều khiển con rối. Và vì thế nó mang lại cảm xúc rất đời...
Ngày 18/1, tại Khu di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã diễn ra lễ kỷ niệm 429 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.