[Photo] Kiên Giang phát triển kinh tế biển hiệu quả, bền vững

Với điều kiện tự nhiện thuận lợi để khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản, Kiên Giang luôn xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn

Vùng biển tỉnh Kiên Giang có diện tích mặt nước trên 63.000 km2, với chiều dài bờ biển trên 200km, trong đó hơn có 140 hòn đảo nổi lớn, nhỏ.

Với điều kiện tự nhiện thuận lợi để khai thác hiệu quả bền vững nguồn lợi thủy sản, trong những năm qua, tỉnh Kiên Giang luôn xác định thủy sản biển là ngành kinh tế mũi nhọn.

Có dịp đến Kiên Giang trong những ngày này, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh người dân bám biển làm ăn. Ở vùng ngập mặn giáp nhau giữa rừng và biển thuộc các huyện vùng U Minh Thượng, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản với giá trị kinh tế cao.

Trên mặt nước vùng biển đảo Phú Quốc, thêm nhiều nhà làm lồng nuôi cá biển; ngoài biển khơi ngư dân ngày đêm bám biển thu hoạch cá, tôm..../.

[Photo] Kiên Giang phát triển kinh tế biển hiệu quả, bền vững ảnh 1Tàu thuyền cập cảng An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
[Photo] Kiên Giang phát triển kinh tế biển hiệu quả, bền vững ảnh 2Một hộ gia đình nuôi cá lồng tại vùng biển Phú Quốc. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
[Photo] Kiên Giang phát triển kinh tế biển hiệu quả, bền vững ảnh 3Hộ gia đình ông Nguyễn Hoàng Lương ở xã Tân Thạnh, huyện An Minh nuôi sò huyết cho thu nhập 200 triệu đồng/ha. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
[Photo] Kiên Giang phát triển kinh tế biển hiệu quả, bền vững ảnh 4Những rổ cá trên khoang tàu của ngư dân tại cảng An Thới, Phú Quốc. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.