[Photo] Nét đẹp xưa cũ bên trong ngôi chùa cổ nhất Hà thành
Vốn được xem là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long xưa và nay, chùa Trấn Quốc từ lâu đã là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Lê Hoàng - Lương Mạnh
Chùa Trấn Quốc tọa lạc tại phía Đông Hồ Tây, được xem là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội với trên 1.500 tuổi, vốn là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long xưa. (Ảnh: Lê Hoàng - Lương Mạnh/Vietnam+)
Chùa gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi đền chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công. (Ảnh: Lê Hoàng - Lương Mạnh/Vietnam+)
Cảnh quan nổi bật nhất trong chùa là vườn tháp với nhiều tháp cổ xây dựng từ thế kỉ 18. (Ảnh: Lê Hoàng - Lương Mạnh/Vietnam+)
Trong đó đồ sộ nhất phải kể tới tòa Bảo Tháp lục độ đài sen cao 15m, có 11 tầng. Trên đỉnh tháp là tháp sen “Cửu phẩm Liên hoa” tạc bằng đá. (Ảnh: Lê Hoàng - Lương Mạnh/Vietnam+)
Mỗi tầng bảo tháp đều được tôn trí bởi các pho tượng đức Phật A Di Đà, chỉ tính riêng số tượng phật tại tòa tháp này đã lên tới 66 pho. (Ảnh: Lê Hoàng - Lương Mạnh/Vietnam+)
Trồng giữa sân chùa là cây bồ đề được chiết từ cây Đại Bồ Đề Đạo Tràng - nơi đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ do Tổng thống Ấn Độ tặng khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959. (Ảnh: Lê Hoàng - Lương Mạnh/Vietnam+)
Ban đầu chùa có tên là Khai Quốc. Qua nhiều lần đổi tên, từ đời vua Lê Hy Tông, người dân quen gọi chùa là Trấn Quốc và được lưu giữ đến ngày nay. (Ảnh: Lê Hoàng - Lương Mạnh/Vietnam+)
Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc năm 1815 có bài văn của tiến sĩ Phạm Quý Thích ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát. (Ảnh: Lê Hoàng - Lương Mạnh/Vietnam+)
Trải qua bao cuộc bể dâu, Trấn Quốc ngày nay vẫn luôn là một trong những ngôi chùa thiêng liêng bậc nhất đối với Phật tử Việt Nam và cũng là một danh lam thắng cảnh hấp dẫn các khách du lịch cả trong và ngoài nước. (Ảnh: Lê Hoàng - Lương Mạnh/Vietnam+)
Trang tin du lịch Wanderlust vừa qua đã vinh danh chùa Trấn Quốc là một trong 10 ngôi chùa cổ đẹp nhất thế giới. (Ảnh: Lê Hoàng - Lương Mạnh/Vietnam+)
Trong những ngày diễn ra tang lễ Hòa thượng Danh Nhưỡng, gần 500 đoàn chư tôn đức và liệt quý vị trong, ngoài tỉnh Kiên Giang đã đến kính viếng, gửi điện hoa, điện phân ưu.
Dấu ấn Đạo Phật được thể hiện rõ nét trong kho tàng văn hóa dân tộc qua những di sản vừa có giá trị vật chất vừa mang giá trị tinh thần như kiến trúc chùa tháp, các tác phẩm điêu khắc tượng thờ...
Để thay đổi thói đổi tiền lẻ là một công việc bền bỉ, lâu dài, tuy nhiên muốn vậy thì trước tiên mỗi người dân cần phải thay đổi nhận thức của chính mình.
Hơn 200 hình ảnh, tư liệu linh vật nghê được trưng bày di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám theo các nội dung như nguồn gốc, đặc điểm tạo hình, phân loại linh vật nghê Việt...
Bộ ảnh Hệ thống chùa chiền Việt Nam do TTXVN cung cấp, với 45 bức ảnh khắc họa kiến trúc và nét đẹp tâm linh của những ngôi chùa trên khắp cả nước và chùa Việt Nam ở nước ngoài.