[Photo]Chuyện về gia đình cuối cùng của phường rối xưa

Làng Tế Tiêu nổi tiếng với nghệ thuật múa rối truyền thống. Về đây hỏi nghệ nhân “Bằng rối” thì ai cũng biết, bởi anh Phạm Công Bằng (sinh năm 1976) là nghệ nhân ưu tú trẻ nhất Việt Nam hiện nay.
Ở làng Tế Tiêu thì nghề rối nơi đây có tuổi đời hơn 100 năm, được khởi xướng bởi một người mang tên “ông Cao” có tài năng làm trò rối, leo dây trong những gánh xiếc. (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+)
Sau này, nghề rối Tế Tiêu phát triển mạnh vào những năm 1956, 1957 và thường được biểu diễn các dịp hội làng, trung thu, tiễn bộ đội lên đường..., trở thành một nét văn hóa dân gian không thể thiếu của người dân bên bờ sông Đáy. (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+)
Anh Phạm Công Bằng là con trai thứ 9 đồng thời là truyền nhân của cụ Bể, tiếp bước cha trên con đường duy trì nghề cổ. (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+)
Năm 2001, anh Bằng cùng với cụ Phạm Văn Bể đã xây dựng Thủy đình để biểu diễn phục vụ bà con trong làng cũng như thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến thưởng thức. (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+)
Anh Bằng cho biết cha anh, cụ Phạm Văn Bể bắt đầu gắn bó với nghề vào khoảng những năm 1957, trước nguy cơ mai một thứ nghề cổ truyền này của quê hương. (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+)
Những năm sau đó, cụ Bể quyết tâm vực dậy nghề rối vào những năm 1990 và rối Tế Tiêu đã thực sự được hồi sinh sau 25 năm gián đoạn, mở ra một giai đoạn phát triển mới. (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+)
Những năm qua, rối Tế Tiêu - với gần 100 trò diễn, hàng nghìn chú rối - đã vượt khỏi làng xã, đến với những hội diễn lớn ở Hà Nội, dự liên hoan quốc tế tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc, các triển lãm du lịch làng nghề, các kì Festival Huế… và giành được cả giải thưởng lẫn sự yêu mến của khán giả trong và ngoài nước. (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+)
(Ảnh: Thế Đại/Vietnam+)
(Ảnh: Thế Đại/Vietnam+)
(Ảnh: Thế Đại/Vietnam+)
(Ảnh: Thế Đại/Vietnam+)
(Ảnh: Thế Đại/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục