Phục hồi xuất khẩu cá tra sang một số thị trường

Xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha trong tháng 10 đã có dấu hiệu phục hồi với mức tăng trưởng 31,7% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 3 tháng liên tục sụtgiảm, xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha trong tháng 10 đã có dấu hiệu phục hồivới mức tăng trưởng 31,7% về lượng và 9,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự báo xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha sẽ tiếp tục khả quan trong nhữngtháng tới do mặt hàng này vẫn được nhiều người tiêu dùng Tây Ban Nha ưa chuộng.

Những diễn biến khả quan trên cũng hiện hữu ở một số thị trường khác nhưĐức, Hà Lan, Ba Lan và đặc biệt là thị trường Mỹ.

Theo VASEP, Mỹ tiếp tục khẳng định vị thế là thị trường nhập khẩu chủ lựccá tra Việt Nam với sự gia tăng không ngừng về khối lượng và giá trị. Tháng 10,xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt gần 15,5 triệu USD, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái,nâng kim ngạch xuất khẩu 10 tháng lên 111 triệu USD, tăng trên 71% và chiếm 10%tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả nước.

Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra sang Nga và Ukaine - 2 thị trường trọng điểmcủa cá tra Việt Nam trong năm 2008 - lại sụt giảm mạnh lần lượt là 95% và trên82%. Trạng thái “rơi tự do” của 2 thị trường này đã kéo tổng lượng cá tra xuấtkhẩu của cả nước trong 10 tháng chỉ đạt gần 500.000 tấn, giảm 10,3%.

Bên cạnh đó, giá xuất khẩu liên tục đi xuống đã làm cho kim ngạch xuấtkhẩu cá tra sang nhiều thị trường cũng như tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cảnước sụt giảm theo. Xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha 10 tháng đầu năm đạt gần104 triệu USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, dù quốc gia này hiện đứng thứ2 sau Mỹ về kim ngạch nhập khẩu cá tra Việt Nam.

Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU trong 10 tháng qua cũng giảm gần 7%,đạt mức khiêm tốn 454 triệu USD.

Dự báo việc xuất khẩu cá tra của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi LuậtNông nghiệp 2008 của Mỹ được áp dụng. Do đó, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằmđáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường này làyêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Theo đánh giá của VASEP, cá tra Việt Nam là sản phẩm thủy sản duy nhất cótốc độ phát triển nhanh và được nhiều thị trường ưa chuộng trong thời gian ngắn.Trong khoảng 10 năm gần đây, sản lượng cá tra của Việt Nam đã tăng 50 lần, giátrị xuất khẩu tăng khoảng 65 lần và hiện chiếm tới 99,9% thị phần thế giới.

Với tiềm năng kinh tế lớn, cá tra hiện là một trong những sản phẩm xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam. Dự báo năm nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽđạt 1,4 tỷ USD./.

Ngọc Dung (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.