Phương pháp mới giúp chữa trị bệnh viêm tủy thị thần kinh

Viêm tủy thị thần kinh là một thể đặc biệt của viêm tủy ngang cấp, biểu hiện là viêm dây thần kinh thị giác kết hợp với viêm tủy ngang.

Một công trình nghiên cứu mới đây cho thấy liệu pháp cấy tế bào gốc có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của một loại bệnh suy giảm thần kinh, vốn khiến 50% người mắc bệnh này bị mất thị lực và khả năng đi lại trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán bệnh.

Công trình nghiên cứu được đăng tải trên trang web của Đại học Northwestern đầu tuần này.

Căn bệnh trên có tên viêm tủy thị thần kinh (neuromyelitis optica) hay còn gọi là hội chứng Devic, từng được coi là dạng bệnh lý của đa xơ cứng (MS), song giờ đây bệnh này đã được coi là bệnh lý riêng biệt.

Viêm tủy thị thần kinh là một thể đặc biệt của viêm tủy ngang cấp, biểu hiện là viêm dây thần kinh thị giác kết hợp với viêm tủy ngang.

Không giống như MS và các bệnh tự miễn, viêm tủy thị thần kinh có kháng thể AQP4 vốn có liên quan đến bệnh lý xương khớp.

[Kỹ thuật MRI mới giúp sớm phát hiện các căn bệnh thoái hóa thần kinh]

Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm đối với 12 bệnh nhân mắc bệnh viêm tủy thị thần kinh và thực hiện việc cấy tế bào gốc tạo máu (HSCT) vào cơ thể của những người này.

Kết quả cho thấy hầu hết những bệnh nhân đều khỏe hơn sau 5 năm kể từ thực hiện phương pháp trên, đồng thời không phải thực hiện quá trình điều trị vốn tiêu tốn 500.000 USD mỗi năm.

Giáo sư Richard Burt, Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern, cho hay sau 5 năm, chỉ có 2 trong số 12 bệnh nhân trên phải tiếp tục điều trị bằng thuốc. Đây là lần thứ 4 việc cấy ghép HSCT được thực hiện, có tác dụng đảo ngược bệnh lý cấp tính mà người bệnh mắc phải.

Mục đích của HSCT là tái tạo lại hệ miễn dịch bị lỗi. Các tế bào gốc tạo máu được lấy ra từ tủy xương của người bệnh, sau đó các nhà khoa học thực hiện liệu pháp hóa học nhằm "làm sạch" hệ miễn dịch.

Tiếp đó, các tế bào gốc tạo máu lại được đưa trở lại tủy xương của người bệnh và tại đây quá trình "cài đặt lại" hệ miễn dịch diễn ra.

Theo giáo sư Burt, chưa có liệu pháp nào trước đó khiến kháng thể AQP4 biến mất hoặc giúp người bệnh không phải điều trị.

Việc cấy ghép trên đã giúp cải thiện hệ thần kinh của người bệnh và giúp họ khỏe hơn, trong khi kháng thể AQP4 đã biến mất trong vòng 5 năm kể từ sau được điều trị theo phương pháp trên./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.