Phương pháp xét nghiệm máu mới giúp phát hiện ung thư từ rất sớm

Phương pháp được gọi là “truy tìm ung thư” (CancerSEEK) giúp nhận dạng ung thư từ rất sớm thông qua các protein liên quan đến ung thư và những biến đổi gene trong máu.
Phương pháp xét nghiệm máu mới giúp phát hiện ung thư từ rất sớm ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)

Các nhà khoa học mới đây đã công bố một phương pháp thử máu mới có thể phát hiện 8 loại ung thư thông thường từ rất sớm.

Theo phóng viên TTXVN tại Australia, phương pháp được gọi là “truy tìm ung thư” (CancerSEEK) giúp nhận dạng ung thư từ rất sớm thông qua các protein liên quan đến ung thư và những biến đổi gene trong máu. Mục đích là phát hiện các khối u trước khi chúng di căn. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp này đối với 1.005 bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư trước đó qua các triệu chứng bệnh nhưng chưa di căn, cùng 800 người được cho là không mắc bệnh.

Kết quả đã phát hiện bệnh ở khoảng 70% trường hợp và lên tới 98% đối với một số loại ung thư, trong đó có một số bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư tụy – loại ung thư thường không bị phát hiện cho đến khi di căn. Xét nghiệm phần lớn cho kết quả chính xác, qua đó giúp loại trừ bệnh không phải ủng thư và có thể xác định vị trí của khối u, tạo điều kiện điều trị sớm và hiệu quả cao hơn.

[Điểm danh 4 loại thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú]

Tạp chí Science đã công bố phương pháp CancerSEEK được một nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học ở Đại học Johns Hopkins ở Baltimore đứng đầu tiến hành thử nghiệm. Có 3 nhà khoa học Australia từ Viện nghiên cứu Walter and Eliza Hall (WEHI) ở thành phố Melbourne tham gia nghiên cứu.

Giáo sư Peter Gibbs thuộc WEHI cho biết phương pháp xét nghiệm này là một bước đột phá vì có thể phát hiện ra nhiều loại ung thư, kể cả một số loại không phát hiện được bằng biện pháp soi chụp. Phương pháp này đặc biệt hữu ích trong điều trị ung thư tuyến tụy bởi căn bệnh này không có triệu chứng đặc thù cho đến khi chúng phát triển khá lớn, khoảng 80% bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn không thể chữa khỏi.

Phương pháp này cũng có thể xác định ung thư gan, dạ dày, buồng trứng, thực quản, phổi, ruột và ngực. Biện pháp chụp chiếu dùng phát hiện ung thư là chụp X-ray đối với ung thư vú và xét nghiệm và nội soi đại tràng đối với ung thư ruột. 

Phương pháp xét nghiệm mới có độ chính xác cao, sai số dưới 1%. Trong số 800 người được chẩn đoán không mắc ung thư, kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ 7 người không mắc bệnh.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng cần tiến hành nghiên cứu thêm để xác định độ chính xác của phương pháp xét nghiệm này.

Các nhà nghiên cứu dự kiến mở rộng thử nghiệm phương pháp này với số lượng lớn người được chẩn đoán không mắc ung thư và nghiên cứu chuyên sâu hơn với hy vọng có thể đưa vào áp dụng rộng rãi trong 1 hoặc 2 năm tới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.