PwC: Kinh tế thế giới ước tăng trưởng 2,6%/năm trong 30 năm tới

Nhà kinh tế trưởng Jeremy Thorpe thuộc PwC cho rằng thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ các nền kinh tế tiên tiến sang các nền kinh tế mới nổi ở châu Á.
PwC: Kinh tế thế giới ước tăng trưởng 2,6%/năm trong 30 năm tới ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: CNBC)

Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PriceWaterhouseCoopers (PwC, Anh) vừa công bố báo cáo nhận định nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng với tốc độ 2,6%/năm trong 30 năm tới.

Trung Quốc được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, với quy mô GDP lớn hơn 30% so với Ấn Độ - được cho là nền kinh tế lớn thứ hai – và đẩy Mỹ xuống vị trí thứ ba trong danh sách.

Nhật Bản đang từ vị trí thứ 4 sẽ rơi xuống vị trí thứ 8. Trong khi đó, Đức được phán đoán sẽ từ thứ 5 xuống 9. Brazil, Nga và Mexico được cho là sẽ có bước nhảy vọt.

Nhà kinh tế trưởng Jeremy Thorpe thuộc PwC cho rằng thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ các nền kinh tế tiên tiến sang các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Và khối bảy nền kinh tế đang nổi lớn nhất (E7) có khả năng chiếm tới khoảng 50% GDP toàn cầu vào năm 2050, trong khi nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) có thể sẽ chỉ chiếm hơn 20% GDP thế giới.

Cũng theo chuyên gia kinh tế này, vào năm 2030, 9 nền kinh tế châu Á lớn nhất sẽ chiếm tới hơn 50% GDP của 32 nước lớn nhất hành tinh. Chuyên gia Thorpe tỏ ý lo ngại rằng Australia đang làm không đủ để khai thác tiềm năng của khu vực. Báo cáo của PwC nhận định tầm quan trọng của Australia đối với phần còn lại của thế giới sẽ giảm mạnh trong 30 năm tới.

Báo cáo của PwC được thực hiện dựa trên việc phân tích các ước lượng về ngang giá sức mua. Và mặc dù các nền kinh tế tiên tiến có thể có mức thu nhập cao hơn nhưng sự chênh lệch sẽ được giảm bớt trong 30 năm tới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.