Nhân kỷ niệm 40 năm Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao(21/9/1973-21/9/2013), Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dành cho báo chícuộc trả lời phỏng vấn về quan hệ hai nước. Thông tấn xã Việt Nam trân trọnggiới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn.
Phóng viên:Xin Bộ trưởng cho biết quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã pháttriển như thế nào sau 40 năm kể từ ngày hai nước chính thức thiết lập quan hệngoại giao và thành công nổi bật trong quan hệ song phương Việt Nam-Nhật Bản đếnnay là gì?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Chúng ta hết sức vui mừng nhận thấy, sau 40 năm kể từkhi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 9/1973, Việt Nam và Nhật Bảnđã trở thành đối tác ngày càng quan trọng của nhau trên tất cả các lĩnh vực từchính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển đến pháttriển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, văn hóa, giao lưu nhân dân…
Về chính trị, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừngđược củng cố và nâng lên tầm cao mới, tiêu biểu là việc hai nước nhất trí nângkhuôn khổ quan hệ lên “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” năm2009.
Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc, gópphần củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai nước và đưa ra chỉ đạo về phươnghướng lớn, cũng như các biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác song phương.
Cùng với Ủy ban hợp tác Việt Nam-Nhật Bản, các cơ chế đối thoại trên các lĩnhvực hợp tác cụ thể đã được hình thành, hợp tác giữa các bộ, ngành ngày càng mởrộng, có hiệu quả thiết thực. Hai bên cũng tích cực phối hợp tại các diễn đàn,tổ chức quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, hợp tác Mekong-NhậtBản.
Về kinh tế, Nhật Bản đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hiệnnay, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất cả về số vốn đăng ký và đã giải ngân, với1.990 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực, tổng số vốn 32,667 tỷ USD, tập trungchủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhật Bản cũng là nước cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất choViệt Nam. Kể từ khi nối lại ODA năm 1992 đến nay, Nhật Bản đã dành cho Việt Namhơn 2.100 tỷ yen vốn ODA (tương đương khoảng 21 tỷ USD), chiếm 30% tổng cam kếtODA của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam.
Về thương mại, Nhật Bản là đối tác song phương lớn thứ ba của Việt Nam với kimngạch đạt 24,7 tỷ USD trong năm 2012, trong đó xuất khẩu của Việt Nam là 13,1 tỷUSD với các mặt hàng chính là dầu thô, hàng dệt may, phương tiện vận tải và phụtùng…Nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 11,6 tỷ USD gồm máy móc thiết bị, máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép các loại…
Hai nước cũng đã ký kết nhiều Hiệp định, thỏa thuận trong đó có Hiệp định đốitác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) tạo điều kiện thuận lợi và hành lang pháp lý chocác hoạt động hợp tác kinh tế.
Hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao, giaolưu giữa các địa phương… cũng diễn ra rất sôi động. Năm 2012 đã có hơn 500.000lượt người Nhật Bản sang thăm Việt Nam. Hiện Việt Nam có hơn 20.000 lưu họcsinh, tu nghiệp sinh, thực tập sinh đang học tập, lao động tại Nhật Bản.
Tôi cho rằng, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Tàisản quý giá của hai đất nước chính là sự tin cậy lẫn nhau và sự hợp tác toàndiện, thể hiện qua việc hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với sựnhất trí cao của Chính phủ, Quốc hội và sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân hainước.
Đây là nền tảng quan trọng đưa hợp tác Việt-Nhật ngày càng đi vào chiều sâu vàhiệu quả hơn trong thời gian tới, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hainước và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, phồn vinh, hợp tác và pháttriển ở khu vực và trên thế giới.
Phóng viên: Theo Bộ trưởng, sự gần gũi giữa nhân dân hai nước đã đóng góp thếnào cho sự thành công của ngoại giao Nhà nước và ngược lại?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Có thể nói giao lưu giữa nhân dân Việt Nam và Nhật Bảnđã bắt đầu từ cách đây rất lâu. Hơn 400 năm trước, những thuyền buôn của NhậtBản đã tới Phố Hiến ở miền Bắc và Hội An ở miền Trung Việt Nam. Hiện nơi đây vẫncòn dấu tích của sự giao lưu giữa hai nước như cây cầu Nhật Bản.
Ngày nay, nhân dân hai nước có điều kiện thuận lợi hơn để tăng cường giao lưuvới các đường bay nối liền các thành phố lớn, giúp cho việc đi lại giữa hai nướchết sức thuận tiện, dễ dàng. Các bạn Nhật Bản đến với Việt Nam chắc rằng đều cảmthấy yêu mến nền văn hóa truyền thống đặc sắc cũng như những món ăn truyền thốngcủa Việt Nam, trong khi người dân Việt Nam, nhất là các bạn trẻ, hào hứng thamdự các sự kiện giới thiệu văn hóa Nhật Bản để được ngắm hoa anh đào, thưởng thứccác món ăn Nhật Bản hay tìm hiểu nghi lễ trà đạo.
Sự giao lưu ngày càng mật thiết cùng với sự tương đồng về văn hóa, tập quán đãgiúp nhân dân hai nước trở nên gần gũi và dễ dàng hiểu nhau hơn. Tình hữu nghịgiữa nhân dân hai nước đã được thể hiện sinh động qua sự cảm thông và ủng hộnhiệt thành của nhân dân Việt Nam đối với người dân và đất nước Nhật Bản trongnhững giờ phút khó khăn sau trận động đất, sóng thần tháng 3/2011.
Cùng với các kênh hợp tác giữa Chính phủ, Quốc hội, chính đảng hai nước, hợptác, giao lưu giữa các địa phương, các tổ chức hữu nghị, giữa nhân dân hai nướcđã giúp quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển sâu rộng hơn, đa dạng hơnvà ngày càng hiệu quả. “Ngoại giao nhân dân” đóng góp quan trọng vào việc củngcố nền tảng của tình hữu nghị và sự phát triển bền vững, lâu dài của quan hệ Đốitác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản. Ngược lại, nỗ lực của Chính phủ hai bên giúptạo môi trường, điều kiện ngày càng thuận lợi để tăng cường sự giao lưu và hiểubiết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Tôi tin tưởng rằng với sự tin cậy và tình cảm gắn bó giữa hai đất nước và nhândân hai nước, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản sẽ tiếp tục pháttriển bền vững.
Phóng viên: Bộ trưởng đánh giá như thế nào về triển vọng hợp tác Việt Nam-NhậtBản trong thời gian tới?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Hiện nay quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam vàNhật Bản đang phát triển hết sức nhanh chóng, ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Đâylà kết quả của những nỗ lực không mệt mỏi của Chính phủ và nhân dân hai nướcViệt Nam và Nhật Bản nhằm vun đắp cho sự phát triển của quan hệ hai nước suốt 40năm qua.
Trong thời gian tới, quan hệ giữa hai nước chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnhmẽ hơn nữa bởi Việt Nam và Nhật Bản có sự tin cậy về chính trị, thực sự coi nhaulà cơ hội phát triển của mình và có những thế mạnh có thể bổ sung cho nhau đểcùng phát triển.
Lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận tiếp tục hợp tác triển khai nhiều chương trình,dự án quan trọng như Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợptác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, hai bên đang tiếnnhững bước vững chắc trong việc thực hiện mục tiêu đề ra trong Tuyên bố chungnăm 2011 là tăng gấp đôi kim ngạch thương mại sau 10 năm…
Với đà phát triển quan hệ mạnh mẽ như hiện nay, với quyết tâm và nỗ lực của cảhai bên, chắc chắn quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản sẽ tiếp tục pháttriển toàn diện, sâu rộng, phù hợp với nguyện vọng và đem lại lợi ích thiết thựccho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, phồn vinh ở khuvực và trên thế giới.
Chặng đường 40 năm qua của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản sẽ được nối tiếp bởi sự gắnbó ngày càng bền chặt giữa hai dân tộc.
Phóng viên:Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng./.