Quan hệ VN-EU sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn

Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định việc ký chính thức PCA với EU đánh dấu bước phát triển quan trọng về chất mối quan hệ Việt Nam-EU.
Nhận lời mời của Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Đại diệncấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton, ngày 27/6, Bộ trưởng Ngoại giao ViệtNam Phạm Bình Minh đã thăm chính thức EU và ký chính thức Hiệp địnhkhung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam-EU.

TTXVN xin trântrọng giới thiệu toàn văn bài trả lời phỏng vấn báo giới của Bộ trưởngPhạm Bình Minh về sự kiện quan trọng này.

[Bộ trưởng Ngoại giao thăm EU và ký chính thức PCA]

- Xin Bộ trưởng cho biết ý nghĩa của việc ký chính thức Hiệp định PCA giữa Việt Nam và EU?

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Trong khuôn khổ chuyến thăm EU vàchâu Âu lần đầu tiên với tư cách Bộ trưởng Ngoại giao, thừa ủy quyền củaThủ tướng Chính phủ, tôi đã thay mặt Chính phủ Việt Nam cùng với bà Catherine Ashton, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và anninh kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), ký chính thức Hiệp địnhkhung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam-EU, thay thế Hiệp địnhhợp tác Việt Nam ký với Cộng đồng châu Âu năm 1995.

Hiệpđịnh PCA Việt Nam-EU vừa được ký chính thức sẽ tạo khuôn khổ pháp lýmới, mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU trong nhiều năm tớitheo hướng "quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện và lâu dài vìhòa bình và phát triển của khu vực và thế giới."

Việc taký chính thức PCA với EU đánh dấu bước phát triển quan trọng về chấtmối quan hệ giữa ta và EU, từ chỗ EU chủ yếu hỗ trợ Việt Nam phát triển,giảm nghèo, chuyển đổi nền kinh tế sang mối quan hệ đối tác bình đẳngvà hợp tác toàn diện, sâu sắc hơn. Nói cách khác, PCA vừa là minh chứngsống động cho sự phát triển toàn diện và sâu sắc của quan hệ giữa ViệtNam và EU hơn 20 năm qua, đồng thời là một dấu mốc quan trọng, đưa quanhệ hai bên lên một tầm cao mới, phù hợp với mức độ liên kết sâu rộng vàtầm vóc của EU trong thế kỷ XXI, cũng như thế và lực ngày càng tăng củata sau hơn 25 năm đổi mới và hội nhập thành công.

Hiệpđịnh PCA không chỉ điều chỉnh quan hệ song phương giữa Việt Nam và EUtrên các lĩnh vực như hợp tác phát triển, kinh tế-thương mại, giáodục-đào tạo, khoa học-công nghệ, nông nghiệp, y tế, du lịch… mà còn baohàm hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, hợp tác đối phó với cácthách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, môi trường, thiên tai, anninh năng lượng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, khủng bố vàtội phạm có tổ chức.

PCA Việt Nam-EU được ký chính thức làkết quả của tiến trình đàm phán tích cực mang tính xây dựng, trên tinhthần tin cậy và tôn trọng lẫn nhau thể hiện hài hòa ưu tiên của cả ViệtNam và EU, phù hợp với lợi ích và nhu cầu phát triển của cả hai bêntrong những năm tới.

-Xin Bộ trưởng đánh giá về triển vọng quan hệ Việt Nam-EU sau khi ký chính thức PCA?

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Quan hệ Việt Nam-EU trong thờigian qua phát triển tích cực và toàn diện. EU đã trở thành một trongnhững đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặcbiệt là hợp tác phát triển, thương mại và đầu tư, hỗ trợ tích cực choquá trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Quan hệ với cácnước thành viên cũng phát triển nhanh chóng, tích cực. Việt Nam và 5nước thành viên EU là Anh, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan Mạch đã thiếtlập quan hệ đối tác chiến lược, trong đó riêng đối với Hà Lan và ĐanMạch là quan hệ đối tác chiến lược trên một số lĩnh vực mà bạn có thếmạnh.

Hiệp định PCA và việc chính thức khởi động đàm phán về hiệp địnhtự do thương mại (FTA) là những mốc mới quan trọng trong tiến trình pháttriển quan hệ giữa Việt Nam và EU trên cả bình diện song phương và đaphương.

Trong thời gian tới, trên cơ sở PCA, ta sẽ tiếp tục làm sâu sắchơn và nâng quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên EU lên tầm caomới. Hai bên cũng tích cực duy trì đối thoại về các vấn đề dân chủ nhânquyền trên tinh thần cởi mở, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.

Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để lạc quan về triển vọng quan hệ Việt Nam-EU.

Thứ nhất, Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn coi trọng phát triển quanhệ song phương. Hai bên thường xuyên duy trì tiếp xúc và trao đổi đoàncấp cao, gần đây nhất là cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủtịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso bên lề Hội nghị Thượng đỉnh hạt nhân tại Hàn Quốc tháng 3/2012và chuyến thăm EU và Nghị viện châu Âu (EP) của Chủ tịch Quốc hội NguyễnSinh Hùng tháng 12/2011. Các nước EU đều coi trọng, đánh giá cao tiềmnăng của Việt Nam; mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ với Việt Nam.

Thứ hai, với vị trí địa chính trị-kinh tế quan trọng củaViệt Nam tại khu vực, việc phát triển quan hệ với Việt Nam tạo điều kiệnthuận lợi để EU thúc đẩy quan hệ và tăng cường vai trò ở khu vực ĐôngNam Á trong bối cảnh tại đây đang diễn ra nhiều chuyển biến nhanh chóng,cấu trúc khu vực đang được định hình với vai trò trung tâm của ASEAN.Điều này càng được củng cố khi Việt Nam đảm nhận thành công cương vị Ủyviên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ2008-2009, Chủ tịch ASEAN năm 2010 và sắp tới là nước điều phối quan hệASEAN-EU từ tháng 7/2012 và giữ cương vị Tổng Thư ký ASEAN vào năm2013.

Thứ ba, PCA đã mở ra nhiều lĩnh vực hợp tác mới màViệt Nam có nhu cầu và EU có thể mạnh, trong đó có khoa học-công nghệ,đặc biệt là công nghệ thông tin, giáo dục-đào tạo, nông-lâm-ngư nghiệp,năng lượng, y tế, giao thông, quy hoạch đô thị, khắc phục hậu quả chiếntranh.

Thứ tư, tiềm năng hợp tác thương mại-đầu tư giữa haibên còn rất lớn. Mặc dù trong thời gian qua cả Việt Nam và EU đều gặpnhiều khó khăn về kinh tế, nhưng do lợi thế cạnh tranh và tính bổ sungcao, thương mại hai chiều Việt Nam-EU vẫn tăng trưởng tích cực, đạt hơn24 tỷ USD năm 2011, tăng hơn 36% so với mức 17,5 tỷ USD năm 2010. Hơnnữa, EU là một thị trường lớn nhưng thương mại với Việt Nam chỉ chiếmhơn 0,5% giá trị thương mại quốc tế của EU. FTA Việt Nam-EU (vừa chínhthức khởi động đàm phán) sẽ mở ra cơ hội khai thác hiệu quả hơn nữatiềm năng kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai bên.

-Xin Bộ trưởng cho biết, trong khi chờ đợi sự phê chuẩncủa Nghị viện 27 nước thành viên EU và Nghị viện châu Âu (EP), hai bênsẽ triển khai các nội dung ưu tiên nào để thực hiện sớm PCA?

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Đúng là PCA cần phải trải qua quátrình phê chuẩn riêng rẽ của 27 nước thành viên EU và EP. Đây là thủ tụcnội bộ của EU và quá trình này có thể kéo dài trong một số năm.

Tuynhiên ta và EU đã thỏa thuận triển khai sớm một số nội dung của PCA baogồm tăng cường hợp tác Việt Nam-EU trong các diễn đàn quốc tế và khu vực(Liên hợp quốc, ASEM, ASEAN-EU...), thúc đẩy đàm phán FTA và tiếp tục thúc đẩy EUsớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam và hợp tác trongcác lĩnh vực chuyên ngành khác như giáo dục-đào tạo, môi trường và biếnđối khí hậu, năng lượng, ngăn ngừa và giảm nhẹ thiên tai…

Hai bên cũng sẽtăng cường tiếp xúc và trao đổi đoàn cấp cao, trong đó có chuyến thămchính thức Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy dự kiến vàocuối năm nay.

Việc triển khai những nội dung thỏa thuậnđạt được trong Hiệp định cũng sẽ gặp phải những thách thức trong bốicảnh tình hình khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âuvẫn diễn biến phức tạp, hiện có khả năng lan sang một số nền kinh tế lớncủa châu Âu như Tây Ban Nha và Italy, tác động không thuận tới quan hệthương mại, đầu tư và viện trợ phát triển chính thức (ODA) của EU vớiViệt Nam trong thời gian tới. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn và phốihợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp của cảhai bên.

Tôi tin tưởng rằng, với việc ký PCA, quan hệ Việt Nam-EU sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục