Quảng Nam thu hút hơn 6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chỉ tính riêng trong năm 2023, Quảng Nam đã cấp mới 3 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 23,58 triệu USD, nâng số dự án FDI còn hiệu lực lên 193 dự án với tổng vốn hơn 6 tỷ USD.

Dây chuyền lắp ráp ôtô du lịch tại nhà máy THACO trong Khu Kinh tế Mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Dây chuyền lắp ráp ôtô du lịch tại nhà máy THACO trong Khu Kinh tế Mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Ông Nguyễn Quang Thử, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, cho biết trong những năm qua, vượt qua khó khăn, thách thức, tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức đa dạng; thực hiện một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư...

Chỉ tính riêng trong năm 2023, tỉnh đã cấp mới 3 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 23,58 triệu USD. Như vậy đến nay, số dự án FDI còn hiệu lực là 193 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 6 tỷ USD. Đồng thời, tỉnh cấp mới 16 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 1.834 tỷ đồng.

Đến nay, tỉnh có 1.137 dự án đầu tư trong nước đang còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 225.000 tỷ đồng. Năm 2023, tỉnh Quảng Nam dự kiến có 1.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký đạt 5.900 tỷ đồng.

Quảng Nam đã chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, khởi nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh… Nhờ đó, tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 2023 đạt hơn 5,9 tỷ USD, tăng hơn 9%; trong đó, xuất khẩu hơn 2,3 tỷ USD, tăng 8,2%; nhập khẩu gần 3,6 tỷ USD, tăng 9,6%/năm.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cải thiện theo hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng hàm lượng xuất khẩu các sản phẩm chế biến, chế tạo với thị trường xuất khẩu được mở rộng hơn 60 quốc gia./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.