Quảng Ninh áp dụng công nghệ phát triển kinh tế biển

Với lợi thế bờ biển dài, diện tích mặt biển rộng, Quảng Ninh luôn chú trọng việc ứng dụng công nghệ vào phát triển kinh tế biển.
Với đường biên giới trên đất liền 120km và trên biển 191km, Quảng Ninh được xácđịnh là cửa ngõ hội nhập thế giới của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, điểm núttrong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt-Trung,” trong đóviệc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào phát triển kinh tế biển luôn được tỉnhđặc biệt coi trọng.

Ông Hoàng Danh Sơn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh cho biếttỉnh có bờ biển dài trên 250km, diện tích mặt biển rộng 6.100km2 và trên40.000ha bãi triều, 20.000ha eo vịnh, diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tíchđất tự nhiên. Tỉnh có 10 huyện, thị xã, thành phố có biển, trong đó có hai huyệnđảo Vân Đồn và Cô Tô, một khu kinh tế ven biển, bốn cảng cửa khẩu trên biển là CẩmPhả, Hòn Gai, Vạn Gia, Mũi Chùa.

Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có 4 thành phố trực thuộc tiếp giáp với vùng duyênhải Nam Trung Quốc - nơi đang được đầu tư phát triển để trở thành các “cực tăngtrưởng” chính trong khu vực Vịnh Bắc Bộ với các cảng biển, các trung tâm kinh tếlớn thuộc các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Hải Nam (Trung Quốc).

Vị trí địa lý, các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và xu thế phát triển đangtạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với Quảng Ninh. Do đó chính sách phù hợp,điều hành phối hợp chặt chẽ, nhất là áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại sẽtạo ra động lực mạnh mẽ để Quảng Ninh phát triển nhanh hơn, góp phần thúc đẩy cảvùng phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nước.

Tuy vậy, mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh cùng với cácloại hình dịch vụ trên cùng một địa bàn hẹp và nhạy cảm như xung quanh Vịnh HạLong, Bái Tử Long, với yêu cầu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, pháttriển theo hướng tăng trưởng xanh đang trở nên gay gắt. Ô nhiễm môi trường tạimột số khu vực ở đây đã lên mức nghiêm trọng đòi hỏi phải khẩn trương khắc phục,nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sức khỏe người dân cũng như sựphát triển các ngành kinh tế khác như nuôi trồng thủy sản, hải sản và đặc biệtlà du lịch.

Hoạt động kinh tế biển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống văn bản pháp luật vềbiển và hải đảo còn thiếu; việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ thiếu quyhoạch, chưa hiệu quả; môi trường vùng bờ bị biến đổi theo chiều hướng xấu; đadạng sinh học và nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm; đời sống người dân vùngbiển và ven biển chịu nhiều rủi ro do tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu.

Do đó, trong giai đoạn 2006-2011, Quảng Ninh đã triển khai 21 nhiệm vụ liên quanđến phát triển kinh tế biển, đảo với tổng kinh phí sự nghiệp và khoa học hơn10,7 tỷ đồng. Tiêu biểu là tỉnh đã triển khai nhiệm vụ Xây dựng mô hình ứng dụngcông nghệ sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi tu hài thương phẩm tại huyện VânĐồn. Kết quả, tỉnh đã sản xuất được 2,5 triệu con giống tu hài, nuôi thành công122 tấn tu hài thương phẩm.

Tỉnh cũng đã triển khai Đề tài nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năngsản xuất ốc nhảy, thông qua các thí nghiệm về kích thích sinh sản và ương nuôiấu trùng.

Trong những năm tới, Quảng Ninh chủ động phối hợp với các bộ, ngành triển khaithực hiện Đề tài điều tra hiện trạng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trườngbiển, đảo. Kết quả nghiên cứu đề tài thành công sẽ đưa ra được bộ cơ sở dữ liệuvà hệ thống bản đồ, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu dựa trên công nghệ GIS.

Mặtkhác, tỉnh xây dựng khu nghiên cứu, chuyển giao và ươm tạo công nghệ thủy sản;đầu tư xây dựng các trạm quan trắc môi trường tự động để kiểm soát ô nhiễm trêntoàn địa bàn tỉnh; xây dựng trạm quan trắc tổng hợp tài nguyên-môi trường, khítượng thủy văn biển và trạm radar biển tại huyện Vân Đồn.

VVề định hướng nhu cầu công nghệ phục vụ phát triển kinh tế biển giai đoạn2013-2020, Quảng Ninh xác định ưu tiên đầu tư trọng điểm cho công nghệ phục vụcông tác điều tra cơ bản tài nguyên biển, công nghệ phục vụ khai thác và sử dụngtài nguyên, công nghệ phục vụ bảo tồn, bảo vệ môi trường biển nhằm phát hiện vàlàm rõ đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môitrường vùng biển của tỉnh.

Tỉnh sẽ ứng dụng công nghệ để phát triển các nguồn lợi thủy sản ngoài cá và cácloại đặc sản đặc hữu; sử dụng công nghệ viễn thám kết hợp ảnh vệ tinh độ phângiải cao trong việc xác định các khu vực ven biển và hải đảo có tiềm năng pháttriển hoạt động du lịch và sinh thái.

Quảng Ninh cũng sẽ từng bước triển khai công nghệ khai thác nguồn năng lượngbiển, phát triển bền vững hệ thống cảng và bảo vệ môi trường cảng, đánh giá sabồi, lựa chọn các phương án luồng cảng; giải pháp tiêu giảm sóng để xây dựng đêchắn sóng khu neo đậu tàu thuyền kết hợp cảng cá; sử dụng công nghệ viễn thám vàGIS nhằm phát hiện, theo dõi, giám sát chất lượng môi trường nước biển, tràn dầutrên địa bàn tỉnh./.

Văn Hào (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.