Theo Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, dự kiến tổng kinh phí thực hiện các biện pháp, chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 trên địa bàn là trên 3.300 tỷ đồng.
Trong số đó, bao gồm kinh phí thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh mới ban hành ngày 23/9, hỗ trợ các lĩnh vực nông nghiệp, bảo trợ xã hội, học phí, sửa chữa nhà ở… khoảng 1.000 tỷ đồng.
Còn lại là kinh phí thực hiện các chính sách đã báo cáo Chính phủ (tăng mức hỗ trợ, mở rộng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ...) nếu được Chính phủ đồng ý.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy yêu cầu sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại sau bão trên tinh thần bám sát các quy định.
Đồng thời, đề nghị, thống nhất với Ban vận động cứu trợ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ninh sử dụng một phần kinh phí từ nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ trường hợp khó khăn không thuộc diện được hỗ trợ trong quy định hiện hành như thiên tai, dịch bệnh, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo...
Các sở, ngành, địa phương xem xét, tham mưu, đề xuất Ủy ban Nhân dân tỉnh triển khai hỗ trợ cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân sản xuất lâm nghiệp thực hiện công tác dọn thực bì trên diện tích rừng bị thiệt hại; hỗ trợ an sinh cho tổ chức, cá nhân có phương tiện sản xuất là tàu cá, phương tiện khác bị chìm, phục hồi sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội.
Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đề nghị Chính phủ nhanh chóng sửa đổi một số quy định liên quan đến hỗ trợ bởi thiên tai, hỗ trợ vay vốn, theo hướng tăng mức và bổ sung thêm đối tượng.
Chính quyền địa phương cũng mong muốn nhân dân, doanh nghiệp thể hiện sự đồng lòng, không ngừng nỗ lực, quyết tâm sớm nhất ổn định đời sống, tái khởi động sản xuất.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh, đến nay, có 2/11 địa phương thực hiện giải ngân một phần kinh phí được tỉnh hỗ trợ gồm thành phố Hạ Long và huyện Ba Chẽ.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh, đến nay, có 2/11 địa phương thực hiện giải ngân một phần kinh phí được tỉnh hỗ trợ gồm thành phố Hạ Long và huyện Ba Chẽ. Các sở, ngành đang tập trung hướng dẫn người dân, doanh nghiệp hoàn thiện trình tự thủ tục theo quy định để giải ngân.
Ngoài ra, thực hiện thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Ninh, các ngân hàng rà soát đối tượng bị ảnh hưởng thiệt hại của bão, mưa lũ có nhu cầu vay vốn, tập trung nguồn vốn sẵn sàng giải ngân cho 2.637 lượt khách hàng vay với số tiền 187 tỷ đồng; tạm giãn, hoãn, giảm lãi đối với hơn 2.300 khách hàng, tổng dư nợ được giảm lãi suất dự kiến gần 10.000 tỷ đồng.
Các ngân hàng trên địa bàn tỉnh giảm từ 0,5-2%/năm lãi suất cho vay; miễn giảm 100% lãi quá hạn, lãi chậm trả; cơ cấu lại thời gian trả nợ; đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính theo quy định...
Hiện, toàn tỉnh có 32/40 ngân hàng đăng ký các gói tín dụng mới, như: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ban hành gói tín dụng 100.000 tỷ đồng, lãi suất giảm từ 0,5-2% cho cả khoản vay hiện hữu và vay mới hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão số 3; Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng hỗ trợ cho khách hàng cá nhân vay vốn phục hồi hoạt động sau ảnh hưởng của bão, kể cả cho vay ngắn, trung, dài hạn với mức lãi suất ưu đãi hơn mức cho vay thông thường./.
Quảng Ninh: Các chủ tàu du lịch bị đắm gặp khó sau bão số 3
Tại Cảng tàu Quốc tế Tuần Châu, mỗi ngày, các chủ tàu đều có mặt tại khu vực cảng, có một số chủ tàu đã cho nhân công cố gắng vớt lại một số áo phao, bàn ghế để vệ sinh lại với hy vọng tái sử dụng.