Quốc hội Argentina thông qua gói cải cách kinh tế của Tổng thống Javier Milei

Với gói cải cách mới, Tổng thống Milei đã được "bật đèn xanh" để ban bố tình trạng khẩn cấp về kinh tế trong 1 năm, có thể giải tán các cơ quan liên bang và tư nhân hóa hàng chục công ty nhà nước.

Người dân chọn mua hàng trong siêu thị ở Buenos Aires, Argentina ngày 11/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Người dân chọn mua hàng trong siêu thị ở Buenos Aires, Argentina ngày 11/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 28/6, Quốc hội Argentina đã thông qua gói cải cách kinh tế của Tổng thống Javier Milei sau cuộc tranh luận kéo dài nhiều giờ.

Dự luật đã được thông qua với 148 phiếu thuận, 107 phiếu chống. Gói cải cách kinh tế bao gồm việc khôi phục đánh thuế thu nhập.

Bên cạnh đó, cũng có các ưu đãi về thuế, hải quan và ngoại hối để khuyến khích đầu tư vào đất nước đang bị khủng hoảng kinh tế này.

Với gói cải cách mới, Tổng thống Milei đã được "bật đèn xanh" để ban bố tình trạng khẩn cấp về kinh tế trong 1 năm, có thể giải tán các cơ quan liên bang và tư nhân hóa hàng chục công ty nhà nước.

Trước đó, chính phủ của Tổng thống Milei đã áp dụng một chương trình tài chính "thắt lưng buộc bụng" toàn diện, quyết liệt, với mục tiêu đưa mức thâm hụt ngân sách về 0 vào cuối năm 2024 nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát kinh niên.

Nhưng việc cắt giảm ngân sách, bao gồm cả việc dừng các công trình công cộng, cùng với việc đồng peso mất hơn 1/2 giá trị trong tháng 12 vừa qua, đã bóp nghẹt sức mua.

Chuyên gia kinh tế và nhà khoa học chính trị Pablo Tigani nhận định việc gói cải cách kinh tế của Tổng thống Milei được thông qua là thành công lớn của chính phủ, song về mặt kinh tế, chuyên gia này cảnh báo “sẽ có sự quay trở lại với các chính sách thời những năm 1990, với việc bãi bỏ các quy định, tư nhân hóa và mở cửa nền kinh tế vô điều kiện, điều này sẽ giáng đòn nặng nề vào ngành công nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Argentina”./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.