VBBank có kết quả kinh doanh khả quan do chủ động ứng phó COVID0-19

Quý 1: VPBank kinh doanh hiệu quả và chủ động phòng ngừa rủi ro dịch

Tính đến giữa tháng Tư, ngân hàng VPBank đã cơ cấu lại hàng ngàn tỷ đồng dư nợ cho hơn 5.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Quý 1: VPBank kinh doanh hiệu quả và chủ động phòng ngừa rủi ro dịch ảnh 1Giao dịch tại VPBank. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Ngày 21/4, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) công bố báo cáo tài chính quý 1 với kết quả kinh doanh khả quan. Ngoài ra, thông qua các chỉ số tài chính và tỷ lệ an toàn, VPBank cho thấy ngân hàng đang có một nền tảng vững chắc, sẵn sàng đối phó với các thách thức và diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Kiểm soát tốt rủi ro

Trong bối cảnh hiện nay, tăng trưởng chất lượng có chọn lọc và kiểm soát tốt rủi ro là những mục tiêu được VPBank đặt lên hàng đầu. Ngân hàng đã chủ động tăng cường rà soát chính sách tín dụng nhằm kiểm soát chặt chẽ công tác giải ngân. Việc thắt chặt giải ngân đặc biệt đối với sản phẩm có rủi ro cao góp phần giảm tỷ trọng cho vay tín chấp trên tổng danh mục cho vay so với cuối năm 2019.

VPBank cũng thực hiện các biện pháp giãn nợ, tái cấu trúc, giảm lãi suất từ 1%-3% tùy theo đối tượng khách hàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn tạm thời do tác động từ dịch bệnh.

Tính đến giữa tháng Tư, VPBank đã cơ cấu lại hàng ngàn tỷ đồng dư nợ cho hơn 5.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời cũng cung cấp thêm hàng ngàn tỷ đồng dư nợ mới với lãi suất ưu đãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

[VPBank mạnh tay giảm 3% lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân]

Bên cạnh đó, VPBank và FE Credit đã ủng hộ ngân sách 15 tỷ đồng, kêu gọi cán bộ nhân viên ủng hộ nửa ngày lương theo phát động của Ngân hàng Nhà nước. Một loạt các ưu đãi cho giao dịch trực tuyến đã được ngân hàng đẩy mạnh nhằm khuyến khích khách hàng giao dịch không dùng tiền mặt như miễn phí chuyển tiền nhanh liên ngân hàng đối với tất cả giao dịch, tặng lãi suất từ 0,2%/một năm cho khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến ở hầu hết các kỳ hạn và giảm 10-25% giá trị mua sắm trên nhiều trang thương mại điện tử.

VPBank cũng đã triển khai “Học viện tiểu thương,” một chương trình giúp các hộ kinh doanh nhỏ lẻ chuyển đổi hình thức kinh doanh sang kênh online để phù hợp với yêu cầu của Chính phủ về giãn cách xã hội, duy trì được nguồn thu kinh doanh trong mùa dịch.

Tiếp nối những điểm nhấn ấn tượng trong năm 2019 về tăng cường chất lượng tài sản, công tác thu hồi nợ tiếp tục được chú trọng mang lại những kết quả tích cực ở cả ngân hàng mẹ và FE Credit, giúp đưa tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hợp nhất giảm từ 2,95% còn 2,59% tại cuối quý 1. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ giảm từ 2,18% xuống 2,15% trong cũng thời kỳ. Các hoạt động thu hồi nợ cũng đạt được những kết quả khả quan với thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, của ngân hàng riêng lẻ tăng 111% và 90% đối với FE Credit, góp phần đưa thu nhập của hợp nhất tăng gấp đôi.

Trong ba tháng đầu năm, ngân hàng trích lập 3.712 tỷ đồng dự phòng. Do đó, chi phí dự phòng đã tăng so với cùng kỳ năm trước 26,1% khi loại trừ ảnh hưởng dự phòng đã trích cho dư nợ trái phiếu Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC).

Bên cạnh đó, an toàn thanh khoản luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của VPBank với các tỷ lệ đang được kiểm soát tốt, đặc biệt tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn chỉ ở mức 28,7%, cách xa ngưỡng 40% của Ngân hàng Nhà nước. Mức đệm vốn và thanh khoản vững vàng cũng hỗ trợ cho VPBank sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất lợi của thị trường.

Mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và an toàn của ngân hàng còn được củng cố bởi các chỉ tiêu an toàn được đảm bảo và thận trọng hơn mức yêu cầu của cơ quan quản lý. Tại thời điểm cuối tháng Ba, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Thông Tư 41 của ngân hàng đạt 11,1%, vượt 3% so với mức tối thiểu 8%.

Bên cạnh đó, an toàn thanh khoản luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của VPBank với các tỷ lệ đang được kiểm soát tốt, đặc biệt tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn chỉ ở mức 28,7%, cách xa ngưỡng 40% của Ngân hàng Nhà nước. Mức đệm vốn và thanh khoản vững vàng cũng hỗ trợ cho VPBank sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất lợi của thị trường.

Lợi nhuận quý 1 tăng mạnh

Mặc dù có bị ảnh hưởng ban đầu bởi COVID-19 nhưng VPBank vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý 1/2020 với 2.911 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế, tăng 63,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng riêng lẻ là 2.074 tỷ đồng và của công ty FE Credit là 917 tỷ đồng.

Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của ngân hàng đạt 9.906 tỷ đồng, tăng 24,4% so với cũng kỳ năm trước. Các nguồn thu của ngân hàng tiếp tục được đa dạng hóa nhằm giảm thiểu các tác động từ thị trường và đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận ổn định. Thu nhập phí thuần từ hoạt động dịch vụ hợp nhất đạt 695 tỷ đồng, tăng 33,4% so với một năm trước.

Trong đó, thu nhập phí thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng riêng lẻ tăng 49,4%. Hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán cũng mang lại doanh thu cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước, đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng hợp nhất.

Tự động hoá và số hoá tiếp tục tạo ra các nền tảng vững chắc cho ngân hàng kiểm soát tốt chi phí hoạt động trong quý 1. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều khoản chi phí cũng đã được tiết kiệm và cắt giảm. Chính vì vậy, trong ba tháng qua, chi phí hoạt động hợp nhất gần như không tăng so với  quý 4/2019 và chỉ tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2019. Mức tăng này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 24,4% của tổng thu nhập hoạt động. Nhờ đó, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) đã giảm từ 33,9% cuối năm 2019 xuống 33,1% cuối tháng 3/2020.

Trong bối cảnh dịch bệnh còn ẩn chứa nhiều diễn biến phức tạp, các mục tiêu kinh doanh cả năm 2020 sẽ là thách thức không nhỏ với VPBank. Tuy nhiên, việc triển khai áp dụng sớm những giải pháp ứng phó với tác động tiêu cực từ COVID-19 và kết quả khả quan được tạo ra trong quý 1 là nền tảng hỗ trợ VPBank tăng trưởng cũng như hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra do bất ổn của nền kinh tế trong những tháng tiếp theo của năm 2020./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Biểu tượng Boeing tại nhà máy ở Renton, Washington, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Boeing bán công ty con để có thêm nguồn thu

Boeing cho biết sẽ bán Digital Receiver Technology, công ty sản xuất thiết bị không dây cho các cơ quan tình báo, cho Thales Defense & Security, công ty điện tử quốc phòng lớn nhất châu Âu.