Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luậtluật sư về cơ sở đào tạo nghề luật sư, trợ giúp pháp lý của luật sư, nghĩa vụtham gia bồi dưỡng bắt buộc của luật sư, quản lý nhà nước về luật sư và hànhnghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, thù lao luật sư tham gia tố tụng trongvụ án hình sự, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư, hành nghề của tổ chứchành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Cơ sở đào tạo nghề luật sư quy định tại Khoản 3 Điều 12 của Luật luật sưbao gồm Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộcLiên doàn luật sư Việt Nam.
Liên đoàn luật sư Việt Nam được thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư khiđáp ứng đủ các điều kiện: Có đội ngũ giảng viên là các luật sư có ít nhất nămnăm kinh nghiệm hành nghề, các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật có uy tín vàkhả năng sư phạm; Có tổ chức bộ máy phù hợp với quy mô, mô hình và chương trìnhđào tạo; Có chương trình đào tạo, giáo trình phù hợp với Chương trình khung về đàotạo nghề luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành; Đảm bảo cơ sở vật chất phụcvụ dạy và học, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, làm việc và hoạc tập cho giảng viênvà học viên.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 28/11/2013. Nghị định số 12/2007/NĐ-CPngày 26/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật luật sư, Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 hướng dẫn thi hànhcác quy định của luật sư về tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư và Điều 3,Điều 5 của Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 2/2/2012 sửa đổi, bổ sung một số điềucủa các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tưvấn pháp luật hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành./.