Quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

Một trong những nội dung của thông tư là điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở được phân làm 4 loại, gồm: hạng 1 là rất tốt, hạng 2 là tốt, hạng 3 là đạt và hạng 4 là không đạt.
Quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu ảnh 1Chế biến cá xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Thông tư Quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu (văn bản số 02/VBHN-BNNPTN hợp nhất Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 về kiểm tra chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu).

Một trong những nội dung của thông tư là điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở được phân làm 4 loại, gồm: hạng 1 là rất tốt, hạng 2 là tốt, hạng 3 là đạt và hạng 4 là không đạt.

Trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện an toàn thực phẩm, đối với cơ sở có kết quả đạt (hạng 1, hạng 2 và hạng 3): thông báo kết quả; tổng hợp để đề nghị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cập nhật thông tin (nếu cần thiết).

[Ứng dụng khoa học công nghệ để gia tăng giá trị sản phẩm cá tra]

Đối với cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4) sẽ thông báo kết quả, yêu cầu cơ sở thực hiện và báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi, thu hồi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm còn hiệu lực (nếu có).

Danh sách ưu tiên là danh sách các cơ sở có lịch sử bảo đảm an toàn thực phẩm hạng 1, hạng 2; có tên trong danh sách xuất khẩu; có ít nhất 5 lô hàng xuất khẩu và không bị cơ quan thẩm quyền của Việt Nam hoặc thị trường nhập khẩu phát hiện vi phạm về an toàn thực phẩm trong thời gian tối thiểu 3 tháng kể từ ngày được xếp hạng 1, 2.

Cơ sở bị đưa ra khỏi danh sách ưu tiên trong các trường hợp: không duy trì điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, bị xuống hạng 3 hoặc hạng 4; không được cấp chứng thư theo quy định; có lô hàng xuất khẩu bị cơ quan thẩm quyền của Việt Nam hoặc thị trường nhập khẩu phát hiện không bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các chỉ tiêu: vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh; tồn dư chất ô nhiễm môi trường, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, độc tố sinh học, chất gây dị ứng; hoặc bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung đình chỉ sản xuất; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Thông tư cũng quy định chi tiết về hình thức chứng nhận đối với lô hàng xuất khẩu; yêu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu; quy định đối với Chứng thư; cơ sở không được cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu; cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu sản xuất tại cơ sở trong danh mục ưu tiên cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu sản xuất tại cơ sở ngoài danh mục ưu tiên./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.