Quỹ dự trữ Gạo khẩn cấp ASEAN+3 phát huy hiệu quả cứu trợ

Ngày 29/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị lần thứ hai Hội đồng Quỹ dự trữ Gạo khẩn cấp ASEAN+3 (APTERR 2).
Quỹ dự trữ Gạo khẩn cấp ASEAN+3 phát huy hiệu quả cứu trợ ảnh 1Chuyển gạo cứu trợ cho nhân dân vùng lũ. (Ảnh: Thái Sơn/TTXVN)

Ngày 29/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị lần thứ hai Hội đồng Quỹ dự trữ Gạo khẩn cấp ASEAN+3 (APTERR 2).

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh khẳng định việc đưa APTERR vào hoạt động chính thức và triển khai kế hoạch hành động của Hội đồng đã thể hiện sự quyết tâm và tinh thần hợp tác giữa các nước thành viên APTERR.

Các hoạt động của Quỹ đã triển khai đảm bảo được tính hiệu quả và kịp thời, đặc biệt là hỗ trợ nhân dân Philippines khắc phục hậu quả của cơn bão Haiyan, hỗ trợ nhân dân Lào tại một số địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Qua đó, APTERR đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình và thực hiện đúng mục tiêu thành lập Quỹ.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh vấn đề an ninh lương thực, đặc biệt là đảm bảo an ninh lương thực trong những tình huống khẩn cấp, ứng phó với thảm họa phát sinh là vấn đề cần có những nỗ lực chung của các nước trong khu vực để đảm bảo việc cứu trợ khẩn cấp kịp thời, đạt hiệu quả.

Tại Hội nghị lần này, Hội đồng APTERR sẽ tập trung thảo luận và thống nhất sửa đổi, bổ sung cho quy tắc và thủ tục quản lý tài chính của APTERR, phân tích báo cáo kết quả các hoạt động cứu trợ đã thực hiện tại Philippines và Lào.

Đồng thời, các bên cũng thảo luận những cơ chế phối hợp giữa Khung an ninh lương thực ASEAN và Quỹ APTERR, thống nhất kế hoạch hoạt động trong các năm 2014-2015.

Hội đồng Quỹ Dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN được thành lập từ năm 2012 với sự tham gia của 10 quốc gia thành viên ASEAN và ba quốc gia đối tác của ASEAN là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc nhằm nỗ lực giải quyết vấn đề an ninh lương thực khu vực Đông Á, ứng phó với những cú sốc về thương mại lúa gạo.

Quỹ được hoạt động thông qua ba kênh đảm bảo an ninh lương thực thông qua quan hệ thương mại giữa các chính phủ, cứu trợ thảm họa bằng nguồn dự trữ của Quỹ và viện trợ không hoàn lại của ba quốc gia đối tác của ASEAN./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.