Quy tắc xuất xứ - vấn đề gai góc trong tái đàm phán NAFTA

Một quan chức Mỹ tại bàn đàm phán đã trở về nước để tư vấn với Đại diện Thương mại Lighthizer và 3 nhà sản xuất ôtô lớn của nước này, do vậy, việc đàm phán về quy tắc xuất xứ có thể lùi đến cuối tuần.
Quy tắc xuất xứ - vấn đề gai góc trong tái đàm phán NAFTA ảnh 1Một dây chuyền sản xuất tại nhà máy Bosch ở San Luis Potosi, Mexico ngày 11/1. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 26/2, bàn đàm phán về quy tắc xuất xứ đối với ngành ôtô tại vòng 7 tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ-NAFTA, gồm Mexico, Mỹ và Canada - đang diễn ra tại thủ đô Mexico City đã phải thay đổi lịch trình sau một ngày thảo luận.

Theo các nguồn tin địa phương, một quan chức Mỹ tại bàn đàm phán đã quay về Mỹ để tư vấn với Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và ba nhà sản xuất ôtô lớn của nước này. Do vậy, việc đàm phán về quy tắc xuất xứ nhiều khả năng sẽ phải lùi đến cuối tuần.

Nhằm tháo gỡ bất đồng liên quan tới xuất xứ ôtô, ngay trước khi bước vào vòng đàm phán, Chính phủ Mexico thông báo sẽ đưa ra đề xuất về vấn đề này.

Tại vòng 6 tái đàm phán NAFTA, phía Mỹ đã bác bỏ các để xuất của Canada trong việc đánh giá lại hàm lượng nội địa ôtô, trong đó tính thêm các chi phí về kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển.

Vòng 7 tái đàm phán NAFTA đã bắt đầu với với hai chương gai góc về quy tắc xuất xứ và nông nghiệp liên quan tới các đề xuất của Mỹ về việc áp thuế tạm thời đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mexico và nâng tỷ lệ nội địa khu vực từ 62,5% hiện nay lên 85% đối với ngành ôtô, trong đó ít nhất 50% tỷ lệ nội địa Mỹ.

[Mỹ, Mexico, Canada bước vào vòng 7 tái đàm phán NAFTA]

Vòng đàm phán lần này, từ 25/2 tới 5/3, thiết lập 28 bàn làm việc để thảo luận 26 chương và 2 phụ lục lĩnh vực. Mỗi một vấn đề sẽ được thảo luận tối đa trong ba ngày.

Tại vòng đàm phán này, các bên đặt mục tiêu hoàn tất ít nhất 7 chương mới, trong đó có viễn thông, năng lượng và rào cản kỹ thuật đối với thương mại, nâng tổng số chương đạt được thỏa thuận lên 10/33 chương của hiệp định.

Ở các vòng đàm phán trước đó, Mexico, Mỹ và Canada mới hoàn tất các chương về doanh nghiệp vừa và nhỏ, cạnh tranh và chống tham nhũng, cũng như 2 phụ lục ngành về hiệu quả năng lượng và công nghệ thông tin.

NAFTA, có hiệu lực từ năm 1994, hiện chiếm 40% GDP toàn cầu. Trao đổi thương mại nội khối đạt trên 1.200 tỷ USD trong năm 2017, trong đó Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cả Mexico và Canada./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.