Rà soát lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại và xác định đầy đủ trong Lộ trình thực hiện đối với tất cả mục tiêu, chỉ tiêu như Việt Nam đã cam kết.
Rà soát lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam ảnh 1Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (Ảnh: Đức Thịnh/TTXVN)

Ngày 21/3, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 85/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Dự thảo Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030.

Thông báo nêu rõ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại và xác định đầy đủ trong Lộ trình thực hiện đối với tất cả mục tiêu, chỉ tiêu như Việt Nam đã cam kết.

Phó Thủ tướng lưu ý đối với các mục tiêu, chỉ tiêu Việt Nam có khả năng đạt được thì trình Quốc hội xác định trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và tăng dần số lượng mục tiêu, chỉ tiêu loại này. Mục tiêu, chỉ tiêu nào đã đạt được cần tiếp tục đẩy mạnh hơn, nâng cao hiệu quả thực hiện; chưa đạt thì cũng cần xác định rõ mục tiêu để phấn đấu thực hiện. Về lâu dài, phải tiến tới trình Quốc hội xác định toàn bộ các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

[Đắc Lắk: Tập trung phát triển càphê chất lượng cao, bền vững]

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững hàng năm để báo cáo cấp có thẩm quyền; xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng chỉ tiêu, mục tiêu trong Lộ trình.

Các bộ, ngành được giao chủ trì thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phải tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, phương pháp thống kê, số hóa, ứng dụng công nghệ để tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện đối với từng mục tiêu, chỉ tiêu; lưu ý tham khảo tiêu chí theo dõi, cách thức đánh giá theo Bộ công cụ của Liên minh Nghị viện thế giới, của nghị viện các nước về đánh giá thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.