Rosneft sẽ cấp khí đốt cho Trung Quốc qua đường ống sức mạnh Siberia 2

Việc xây dựng đường ống Sức mạnh Siberia 2 được xem là cột mốc mới nhất trong nỗ lực của Nga nhằm chuyển hướng xuất khẩu năng lượng khỏi châu Âu.
Rosneft sẽ cấp khí đốt cho Trung Quốc qua đường ống sức mạnh Siberia 2 ảnh 1(Nguồn: TASS)

Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga muốn cung cấp khí đốt từ mỏ của mình tại các tỉnh Krasnoyarsk và Irkutsk cho đường ống Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) để cung cấp cho Trung Quốc qua ngả Mông Cổ.

Thông tin này được đăng tải trên nhật báo Kommersant của Nga ngày 9/1.

Theo thông tin này, một tập đoàn năng lượng hàng đầu khác của Nga là Gazprom dự kiến bắt đầu chuyển khí đốt qua đường ống Sức mạnh Siberia 2 dài 2.600km vào năm 2030.

[Kiểm soát chi phí chặt chẽ, lợi nhuận ròng của Rosneft tăng 13%]

Đường ống này sẽ bắt đầu được xây dựng vào năm 2024 và có thể vận chuyển 50 tỷ m3 khí đốt/năm.

Trong khi đó, Rosneft có trữ lượng 1,5 nghìn tỷ m3 khí đốt tại các mỏ trên dọc theo tuyến đường ống dẫn khí đốt Sức mạnh Siberia 2.

Cũng theo Kommersant, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu Phó Thủ tướng Alexander Novak cùng với Gazprom nghiên cứu yêu cầu của Rosneft đề nghị tính đến dự trữ khí đốt của tập đoàn này khi xây dựng đường ống Sức mạnh Siberia 2.

Việc xây dựng đường ống Sức mạnh Siberia 2 được xem là cột mốc mới nhất trong nỗ lực của Nga nhằm chuyển hướng xuất khẩu năng lượng khỏi châu Âu.

Nga đã đề xuất ý tưởng về đường ống này từ nhiều năm trước, nhưng kế hoạch đó đang trở nên cấp thiết trong thời gian gần đây. Moskva kỳ vọng Trung Quốc có thể thay thế châu Âu, trở thành khách hàng khí đốt chính của mình./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Biểu tượng Boeing tại nhà máy ở Renton, Washington, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Boeing bán công ty con để có thêm nguồn thu

Boeing cho biết sẽ bán Digital Receiver Technology, công ty sản xuất thiết bị không dây cho các cơ quan tình báo, cho Thales Defense & Security, công ty điện tử quốc phòng lớn nhất châu Âu.