Sân bay lớn nhất của nước Anh lao đao vì biến thể Omicron

Năm 2019, sân bay Heathrow đã đón 80,9 triệu hành khách, nhưng con số này đã giảm xuống chỉ còn 22,1 triệu khách năm 2020 và năm 2021 là 19,4 triệu hành khách.
Sân bay lớn nhất của nước Anh lao đao vì biến thể Omicron ảnh 1Hành khách tại sân bay Heathrow ở thủ đô London, Anh, ngày 7/1/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trong năm 2021, sân bay lớn nhất nước Anh Heathrow chỉ đón 19,4 triệu hành khách, chưa đầy 1/4 mức trước đại dịch và thấp hơn cả năm 2020, sau khi biến thể Omicron khiến hàng loạt chuyến bay bị hủy vào tháng 12 năm ngoái.

Giới chức sân bay ngày 11/1 cho biết ít nhất 600.000 hành khách đã hủy chuyến bay cất cánh từ Heathrow trong tháng 12/2021 khi các biện pháp hạn chế đi lại mới có hiệu lực.

Năm 2019, sân bay Heathrow đã đón 80,9 triệu hành khách, nhưng con số này đã giảm xuống chỉ còn 22,1 triệu khách năm 2020.

[Tình trạng xáo trộn kinh tế-xã hội ở Anh: Đâu là nguyên nhân thực sự?]

Tình hình bất ổn này đang gây khó khăn cho cơ quan quản lý hàng không Vương quốc Anh trong việc đề ra các quy định dành cho hành khách trong thời gian tới.

Trao đổi với báo giới, Giám đốc điều hành sân bay Helthrow John Holland-Kaye cho rằng ngành hàng không sẽ chỉ khôi phục hoàn toàn khi tất cả các biện pháp hạn chế đi lại được dỡ bỏ và không được tái áp dụng trong thời gian ngắn, điều mà phải nhiều năm nữa mới có thể xảy ra.

Các sân bay của Anh đang phải chật vật để tồn tại trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khi các làn sóng lây nhiễm và các biện pháp hạn chế đi lại, vốn thường được áp dụng trong thời gian ngắn, yêu cầu hành khách đến sân bay phải thực hiện các xét nghiệm đắt đỏ hoặc cách ly y tế để tránh lây lan dịch bệnh.

Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), lượng hành khách di chuyển bằng đường hàng không sẽ không thể khôi phục về mức trước đại dịch cho tới năm 2025./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.