Sản lượng khai thác vàng của Indonesia sẽ giảm mạnh trong năm 2020

Tính đến tháng 5/2020 sản lượng khai thác vàng của Indonesia chỉ đạt 9,98 tấn, thấp hơn nhiều so với năm 2019 là 109,02 tấn.
Sản lượng khai thác vàng của Indonesia sẽ giảm mạnh trong năm 2020 ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: northeasternadvertiser)

Theo Phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 17/7, cố vấn cao cấp của Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia Irwandy Arif cho biết, tính đến tháng 5/2020 sản lượng khai thác vàng của quốc gia này chỉ đạt 9,98 tấn, thấp hơn nhiều so với năm 2019 là 109,02 tấn.

Sự suy giảm sản xuất là do sự chuyển đổi các hoạt động sản xuất của công ty PT Freeport Indonesia tại Papua, từ khai thác mỏ lộ thiên sang khai thác ngầm.

Thời gian chuyển đổi cho các hoạt động khai thác của Freeport có thể phải kéo dài trong hai năm.

Khi công ty trở lại hoạt động bình thường, sản lượng vàng của Indonesia sẽ đạt ở mức khoảng 120 tấn mỗi năm.

Mặt khác, thời gian vừa qua, tình trạng của ngành khai thác vàng tại thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19 cũng bị ảnh hưởng, các hoạt động sản xuất phải ngừng hoạt động từ tháng Ba đến tháng 5/2020.

[Ai Cập phát hiện mỏ vàng khổng lồ ở sa mạc phía Đông]

Ông Irwandy Arif cũng hy vọng, mặc dù sản lượng khai thác của công ty Freeport giảm, nhưng hiện nay có tới 28 công ty khai thác vàng trên toàn quốc, nên sản lượng vàng quốc gia năm 2020 sẽ không cách xa mục tiêu 100 tấn.

Freeport là công ty khai thác vàng của Mỹ, với tổng sản lượng khai thác đạt 80 tấn mỗi năm, là công ty đóng góp lớn nhất cho sản xuất vàng của Indonesia.

Theo báo cáo của Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản, sản xuất vàng năm 2019 là 109,02 tấn, thấp hơn nhiều so năm 2018 là 135,25 tấn. Nếu năm 2020 sản lượng khai thác tiếp tục giảm, đây sẽ là năm thứ hai liên tiếp, sản lượng vàng của Indonesia giảm.

Theo nhà phân tích Standard Chartered Suki Cooper, sự gia tăng các trường hợp mắc COVID-19 được xác nhận, đặc biệt là trên khắp các bang của Mỹ, các biện pháp phong tỏa đang được khôi phục, cũng như gia tăng căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ-Trung Quốc đã hỗ trợ nhu cầu về giá vàng trên thế giới.

Hơn nữa, vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành luật liên quan Hong Kong, điều khiến Bắc Kinh đưa ra cảnh báo về các biện pháp trừng phạt trả đũa. Do vậy, giá vàng vào cuối năm 2020 được dự đoán sẽ xô đổ kỷ lục 2.000 USD/ounce./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.