Sáng 5/9, giá dầu trên thị trường châu Á tăng hơn 1 USD mỗi thùng

Sáng 5/9, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tăng 1,43 USD, tương đương 1,5%, lên 94,45 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ đứng ở mức 88,12 USD/thùng, tăng 1,25 USD, tương đương 1,4%.
Sáng 5/9, giá dầu trên thị trường châu Á tăng hơn 1 USD mỗi thùng ảnh 1Một cơ sở khai thác dầu của Iran trên đảo Khark, ngoài khơi vùng Vịnh. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá dầu tại thị trường châu Á tăng hơn 1 USD/thùng phiên giao dịch sáng 5/9, kéo dài đà tăng khi các nhà đầu tư chú ý đến các động thái khả thi của các nước thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC +, nhằm điều chỉnh sản lượng và hỗ trợ giá tại cuộc họp diễn ra vào cuối ngày hôm nay.

Cụ thể, mở của phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tăng 1,43 USD, tương đương 1,5%, lên 94,45 USD/thùng, sau khi tăng 0,7% vào cuối tuần.

[Cơ chế áp trần giá dầu Nga nhập khẩu của G7 có thể phản tác dụng]

Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ đứng ở mức 88,12 USD/thùng, tăng 1,25 USD, tương đương 1,4%, sau khi tăng 0,3% trong phiên trước đó.

Thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ vào phiên 5/9.

Giá dầu đã giảm trong ba tháng liên tiếp vừa qua, sau khi chạm mức cao nhất trong nhiều năm vào tháng Ba năm nay, do lo ngại rằng việc tăng lãi suất và các hạn chế liên quan đến COVID-19 ở một số khu vực của Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng.

[Cơ chế áp trần giá dầu Nga nhập khẩu của G7 có thể phản tác dụng]

Tại cuộc họp diễn ra vào cuối ngày 5/9, OPEC+ có thể quyết định giữ mức sản lượng hiện tại hoặc thậm chí cắt giảm sản lượng để tăng giá dầu, mặc dù nguồn cung vẫn khá khan hiếm.

Nga không ủng hộ việc cắt giảm sản lượng dầu vào thời điểm này và có khả năng OPEC+ sẽ giữ sản lượng ổn định khi nhóm họp vào ngày 5/9.

Trong khi đó, các cuộc đàm phán vẫn kéo dài trong nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của phương Tây với Iran.

Thỏa thuận này nếu dạt được có thể cho phép Tehran tăng xuất khẩu dầu mỏ và cải thiện nguồn cung dầu toàn cầu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.