Séc muốn Hội đồng Năng lượng châu Âu họp bất thường về giá

Giá khí đốt và giá điện tại châu Âu đã tăng mạnh kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, hiện giá điện giao trong năm 2023 trên sàn chứng khoán Đức là 650 euro/MWh, tăng 340%.
Séc muốn Hội đồng Năng lượng châu Âu họp bất thường về giá ảnh 1Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Cộng hòa Séc, Bộ trưởng Công thương Séc Jozef Sikela ngày 24/8 cho biết ông đang xem xét việc triệu tập 1 cuộc họp bất thường của Hội đồng Năng lượng châu Âu do vấn đề giá năng lượng tăng cao hiện nay.

Theo ông Sikela, giá năng lượng tăng cao là vấn đề mang tính toàn châu lục, do đó cần được giải quyết bằng những giải pháp mang tính toàn châu Âu. Bộ Công thương Séc hiện cũng đang chuẩn bị đàm phán với các khu vực tại châu Âu có giá năng lượng cao.

Tuy nhiên, ông Sikela cũng thừa nhận giá năng lượng tại châu Âu hiện đang ở mức cao kỷ lục và các khu vực nói trên rất khó để tìm kiếm lựa chọn thay thế khác ngoài việc chấp nhận mua các mặt hàng năng lượng theo giá của các sản phẩm giao ngay, vốn phụ thuộc vào mức giá hiện tại trên các sàn giao dịch.

[[Infographics] Châu Âu ứng phó với nguy cơ thiếu khí đốt]

Cũng theo Bộ trưởng Công thương Séc, quốc gia đang đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU), một trong những giải pháp được cho là khả thi để đối phó với tình trạng khó khăn hiện nay là thiết lập mức giá năng lượng trần cho toàn EU.

Do đó, việc triệu tập 1 cuộc họp bất thường của Hội đồng Năng lượng châu Âu trong bối cảnh hiện nay là "hoàn toàn mang cấp thiết."

Giá khí đốt và giá điện tại châu Âu đã tăng mạnh kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine nửa năm trước. Hiện giá điện giao trong năm 2023 trên sàn chứng khoán Đức đã tăng 340%, lên mức 650 euro/MWh.

Trong khi đó, giá khí đốt giao hàng tháng trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Lan đã tăng 200%, lên mức 280 euro/MWh./.

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.