Singapore phát triển công nghệ chẩn đoán sớm dị tật thai nhi

Các nhà khoa học Singapore đang nghiên cứu phát triển một công nghệ chẩn đoán trước khi sinh không xâm lấn để phát hiện các bất thường của thai nhi.
Singapore phát triển công nghệ chẩn đoán sớm dị tật thai nhi ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: telegraph)

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, các nhà khoa học nước này đang nghiên cứu phát triển một công nghệ chẩn đoán trước khi sinh không xâm lấn để phát hiện các bất thường của thai nhi.

Công nghệ này do Viện Vi điện tử (IME) thuộc Cơ quan khoa học, công nghệ và nghiên cứu A * STAR phối hợp với INEX Innovations Exchange (INEX) thực hiện, dự kiến sẽ loại bỏ nguy cơ sảy thai liên quan đến xét nghiệm tiền sản xâm lấn và cho phép điều trị hiệu quả các bất thường trong gen của thai nhi, trong đó có hội chứng Down.

Các nhà khoa học cho hay công nghệ này hiệu quả và an toàn hơn so với các thủ thuật chẩn đoán trước khi sinh hiện hành. Các thủ thuật chẩn đoán phổ biến hiện nay như lấy mẫu chọc ối và màng đệm sinh thiết gai nhau (CVS) vẫn được coi là xâm hại và mang đến nguy cơ sảy thai lên đến 5%.

Sử dụng công nghệ tách biệt tế bào hiếm của IME, các mẫu tế bào của thai nhi có thể được phân tích lâm sàng và xác định các rối loạn di truyền khác nhau một cách tốt hơn. Phương pháp này có thể được áp dụng được từ tuần thứ tám của thai kỳ, sớm nhất trong số tất cả các công nghệ chẩn đoán trước khi sinh hiện nay. Các bác sỹ sẽ chỉ cần lấy mẫu máu từ người mẹ đang mang thai để kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Thống kê cho thấy nếu không có chẩn đoán trước khi sinh thích hợp và liệu pháp điều trị thai hiệu quả, cứ 50 trẻ sinh ra sẽ có một trẻ bị khuyết tật về thể chất và tâm thần nghiêm trọng; một trong 30 trẻ sơ sinh sẽ lớn lên với một số dạng dị tật bẩm sinh./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.