Số tỷ phú trên thế giới giảm cùng 388 tỷ USD bị ''bay hơi''

Danh sách tỷ phú của thế giới trong năm 2018 đã giảm 57 người do những khó khăn kinh tế và sự tăng giá bất ngờ của đồng USD đã khiến giá trị tài sản của họ "bay hơi" 388 tỷ USD.
Số tỷ phú trên thế giới giảm cùng 388 tỷ USD bị ''bay hơi'' ảnh 1Trụ sở ngân hàng UBS. (Nguồn: Getty Images)

Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS và công ty tư vấn PwC, danh sách tỷ phú của thế giới trong năm 2018 đã giảm 57 người do những khó khăn kinh tế và sự tăng giá bất ngờ của đồng USD đã khiến giá trị tài sản của họ "bay hơi" 388 tỷ USD.

Số tỷ phú của Thụy Sĩ trong năm 2018 đã giảm 3 người, trong khi giá trị tài sản của 33 tỷ phú còn lại cũng giảm 16 tỷ USD.

Năm 2018 là năm mà giá trị tài sản của các tỷ phú sụt giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và là năm giảm đầu tiên trong ba năm qua.

[Cứ 3 ngày Trung Quốc lại góp thêm 1 tỷ phú mới cho thế giới]

Mặc dù Thụy Sĩ vẫn là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới, nhưng sự giàu có và thu nhập được phân phối không đồng đều. Tại một đất nước giàu có như Thụy Sĩ, những người có thu nhập thấp thường bị buộc phải chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết và việc kiếm tiền trở nên đặc biệt khó khăn.

Số lượng người giàu của Thụy Sĩ khá nhiều khiến cuộc sống của người nghèo ở nước này trở nên đặc biệt khó khăn. Chẳng hạn như trong lĩnh vực bảo hiểm y tế. Với phí bảo hiểm y tế liên tục tăng cho bảo hiểm cơ bản bắt buộc, người nghèo buộc phải "đồng tài trợ" những lợi ích mà họ có thể không cần.

Ngày càng có nhiều bệnh viện chỉ có phòng đơn hoặc tối đa hai giường, thay vì cung cấp phòng giá rẻ hơn với nhiều giường.

Một vấn đề khác là nhà ở. Thụy Sĩ đầu tư nhiều vào lĩnh vực bất động sản, nhưng phần lớn là nhà ở cao cấp, khiến việc tìm kiếm chỗ cư ngụ khiêm tốn hoặc giá rẻ gần như là không thể. Chi phí cho nhà ở được cho là chi phí cao nhất của tầng lớp từ trung lưu trở xuống ở Thụy Sĩ.

Công ty bảo hiểm y tế Assura cho rằng các dịch vụ tiện nghi đang ngày càng được thanh toán bằng tiền đóng thuế của người dân. Đây không chỉ là một vấn đề xã hội mà còn vì người giàu buộc người nghèo phải chi nhiều tiền hơn mức cần thiết.

Khoảng 8% người dân Thụy Sĩ được coi là người nghèo. Ngay cả những người trong khung thu nhập trung bình thấp cũng có nguy cơ rơi xuống ngưỡng nghèo.

Trong giai đoạn 2016-2017, tỷ lệ người nghèo ở Thụy Sĩ đã tăng gần 10%. Theo khảo sát của công ty đầu tư BlackRock của Mỹ, mối lo ngại hàng đầu của 55% dân số Thụy Sĩ là tình hình tài chính cá nhân của họ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.