S&P Global xếp hạng tín nhiệm của Trung Quốc ở mức A+ và A-1

Theo S&P, Trung Quốc sẽ duy trì được đà tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên trung bình và cải thiện mức độ hiệu quả của chính sách tài khóa trong ba đến bốn năm tới.
Dây chuyền sản xuất nước ngọt đóng chai tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)
Dây chuyền sản xuất nước ngọt đóng chai tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 30/9, hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global đã khẳng định mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn và ngắn hạn của Trung Quốc lần lượt là A+ và A-1, với triển vọng ổn định.

Theo S&P, người khổng lồ châu Á này sẽ duy trì được đà tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên trung bình và cải thiện mức độ hiệu quả của chính sách tài khóa trong ba đến bốn năm tới.

Hãng xếp hạng tín nhiệm trên dự báo quan hệ Mỹ-Trung Quốc sẽ khó có thể bình thường hóa trong tương lai gần. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động đầu tư vào lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất của Trung Quốc có thể tăng trưởng kém trong vài năm tới.

[ADB cảnh báo kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc trong năm tới]

S&P còn lưu ý kinh tế Trung Quốc cũng có thể phải đối mặt với những bất ổn gia tăng do căng thẳng thương mại với Mỹ và những nỗ lực liên tục để tái cấu trúc nền kinh tế và giảm rủi ro tài chính.

Bên cạnh đó, những hạn chế của Mỹ đối với việc chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc có thể cản trở mức độ cải thiện năng suất. Tuy nhiên, quốc gia châu Á này vẫn có khả năng duy trì đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nếu quá trình cải cách được thúc đẩy.

S&P dự báo tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Trung Quốc sẽ duy trì trên 5%/năm trong ba năm tới.

Hãng còn cho biết có thể tăng mức xếp hạng đối với Trung Quốc nếu tăng trưởng tín dụng giảm tốc. Ngược lại, việc hạ bậc xếp hạng cũng có thể diễn ra nếu Bắc Kinh nới lỏng những nỗ lực để rủi ro tài chính gia tăng và cho phép tăng trưởng tín dụng cao hơn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.