“Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016. Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết.
Việt Nam một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của mình về vụ kiện này như đã được thể hiện đầy đủ trong Tuyên bố ngày 5/12/2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài. Trên tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.
Nhân dịp này, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”./.
Xem thêm: Việt Nam hoan nghênh PCA ra phán quyết về tranh chấp Biển Đông
Trao đổi nhanh với báo chí bên lề Hội thảo lập quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình diễn ra sáng 14/7, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định nếu có đủ chứng cứ về việc chôn lấp chất thải của Formosa vi phạm pháp luật, các cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm trên tinh thần “sai tới đâu xử lý nghiêm tới đó.”
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, việc xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại hiện nay đã có quy định, phân cấp trách nhiệm rất rõ ràng. Cụ thể là, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này phải có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước cấp và thường xuyên bị giám sát, kiểm tra kỹ lưỡng.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng khẳng định, nếu phân tích xong mẫu chất thải, có số liệu chính xác, cơ quan chức năng sẽ xác định rõ trách nhiệm của người phát sinh ra chất thải đó, rồi sẽ kiểm tra làm rõ năng lực, cơ sở pháp lý của người nhận chất thải đó.
“Trường hợp đưa chất thải nguy hại ra môi trường chôn lấp thì theo quy định của pháp luật hình sự đã có quy định xử lý. Trong việc này, Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính quyền địa phương và người dân đều có chung quan điểm là sai phạm tới đâu, lỗi vi phạm tới đâu thì phải xử lý tới đó, xử lý thật nghiêm để răn đe,” Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Chiều 16/7. các lực lượng chức năng tiến hành di dời toàn bộ chất thải đã được chôn lấp tại trang trại của ông Lê Quang Hòa, tại phường Kỳ Trinh đưa về lưu giữ, bảo quản tại kho của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên chế biến chất thải công nghiệp Hà Tĩnh./.
Xem thêm: Vụ chôn lấp chất thải của Formosa: Vi phạm pháp luật về môi trường
Tại phiên họp này, Hội đồng bầu cử quốc gia đã nghe và cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo tổng kết của Hội đồng bầu cử quốc gia về kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 và Báo cáo kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng bầu cử quốc gia đã thận trọng trong xem xét, xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Tại phiên họp này, Hội đồng bầu cử quốc gia đã tiến hành biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín để xác nhận tư cách người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016 do có vi phạm khuyết điểm.
Kết quả kiểm phiếu có 100% các thành viên trong Hội đồng bầu cử quốc gia có mặt tại phiên họp nhất trí không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Đây là phiên họp cuối cùng của Hội đồng bầu cử Quốc gia, nhằm chuẩn bị cho Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 được tổ chức tại Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội vào ngày 18/7./.
Xem thêm: Không xác nhận tư cách ĐBQH khóa XIV đối với ông Trịnh Xuân Thanh
Báo báo tại Hội nghị cho biết 10 năm qua, thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng đã gây ra được phát hiện là gần 60.000 tỷ đồng và trên 400ha đất; trên 4.670 tỷ đồng và hơn 219ha đất đã được thu hồi.
Tại hội nghị, các tham luận chỉ rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. Đó là thể chế, chính sách về quản lý kinh tế-xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn bất cập; công khai, minh bạch còn hạn chế, chưa xóa bỏ được cơ chế "xin-cho," là điều kiện dung dưỡng và làm nảy sinh tham nhũng, nhất là trên lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý ngân sách, vốn, tài sản nhà nước, tổ chức-cán bộ, tín dụng, ngân hàng...
Một số cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chưa quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật ở một số nơi chưa tốt, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm.
Bên cạnh đó là bệnh thành tích, né tránh trách nhiệm, bao che sai phạm trong nội bộ còn xảy ra ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả chưa cao.
Xem thêm: Tham nhũng gây thiệt hại gần 60.000 tỷ đồng trong 10 năm qua
Ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Đại học Quốc gia nhấn mạnh, chính sách điều hành cần tránh tâm lý nôn nóng đạt mục tiêu tăng trưởng cao, dẫn tới buông lỏng ổn định kinh tế vĩ mô, tại Buổi công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý 2 do VEPR thực hiện vào ngày 14/7, ở Hà Nội.
Theo Báo cáo, kinh tế thế giới quý 2 nổi bật với sự kiện nước Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu. Quyết định này dẫn tới những biến động thị trường khác nhau trong ngắn hạn và có thể tác động đến kinh tế Việt Nam. Trong đó, đáng kể nhất là việc giá năng lượng và hàng hóa cơ bản đang phục hồi ổn định. Điều này khiến áp lực lạm phát trong thời gian tới không chỉ đến từ các đợt điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý.
Về sản xuất trong nước, ngành công nghiệp chứng kiến sự suy giảm khi tình hình tăng trưởng nửa đầu năm không đạt như kỳ vọng.
Mặc dù, tăng trưởng thương mại có sự phục hồi cùng với triển vọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp, song VEPR vẫn cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,7% là không thể đạt được.
“VEPR tiếp tục duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế 2016 ở mức 6% hoặc thấp hơn,” ông Thành nói./.
Xem thêm: Khả năng lạm phát sẽ tăng trở lại trong nửa cuối của năm
Địa điểm xảy ra dịch là 2 xã Thuận Lợi và Thuận Phú, huyện Đồng Phú. Bệnh do vi khuẩn bạch hầu gây ra, lây truyền qua đường hô hấp, là bệnh dịch nguy hiểm.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước chỉ đạo ngành y tế tỉnh thực hiện giám sát chặt chẽ ca bệnh hàng ngày, lấy mẫu xét nghiệm; phun dung dịch khử khuẩn tại khu vực có bệnh nhân, tiêm vắcxin phòng bệnh trong độ tuổi từ dưới 1 tuổi đến 25 tuổi...
Từ cuối tháng 6 đến nay tại Bình Phước đã có 55 người nghi mắc bệnh bạch hầu, trong đó có 3 người đã tử vong, số còn lại đang được theo dõi tại các bệnh viện.
Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhận định ổ bệnh ở Đồng Phú là ổ dịch bạch hầu lây lan nhanh trong cộng đồng, khuyến cáo có khả năng xuất hiện ca mắc mới trong thời gian tới nếu không được kiểm soát hiệu quả và kịp thời./.
Xem thêm: Bình Phước công bố dịch bệnh bạch hầu quy mô cấp huyện
Theo ông Lê Quốc Trung, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong số các đơn thư khiếu nại, tố cáo trên, có 32 đơn thuộc lĩnh vực môi trường, chiếm 2%; 21 đơn thuộc lĩnh vực khoáng sản, chiếm 1%.
Riêng đất đai - lĩnh vực "nóng" nhất tại hầu hết các địa phương trong những năm gần đây, hiện đơn thư vẫn còn chiếm tới 97%, tương đương 1.578 đơn khiếu nại, tố cáo sai phạm.
Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng lưu ý, so với 6 tháng đầu năm 2015, số lượng đơn thư đầu năm 2016 đã giảm 88 đơn, tuy nhiên số vụ việc lại tăng 57 vụ (tương đương 7,78%).
Xem thêm: Đất đai tiếp tục “nóng” với 97% đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết giai đoạn 2001-2010, khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng với tốc độ trung bình 8,97%/năm, khách du lịch nội địa tăng trung bình 10,18%/năm. Tổng thu từ khách du lịch tăng trung bình 18,71%/năm, đạt hơn 96.000 tỷ đồng năm 2010. Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đạt trung bình 9,48%/năm.
Báo cáo tác động kinh tế của ngành du lịch của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới cho thấy năm 2015, ngành du lịch Việt Nam đóng góp trực tiếp 6,6% GDP, tổng đóng góp 13,9% GDP. Về giá trị tuyệt đối, đóng góp của du lịch Việt Nam xếp hạng 40 thế giới; về giá trị tương đối (tỷ lệ đóng góp so với GDP), du lịch Việt Nam xếp hạng 55 trên thế giới.
Mặc dù có nhiều lợi thế về tài nguyên văn hóa và tự nhiên, song, những hạn chế chủ yếu được Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện chỉ ra là hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch chưa cao, mức độ mở cửa quốc tế còn thấp, thiếu sản phẩm du lịch nổi trội, chất lượng nguồn nhân lực và dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, quy định pháp lý, công tác quản lý điểm đến và môi trường du lịch bộc lộ một số bất cập, cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế; phối hợp liên ngành, liên vùng và giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ.
Xem thêm: Nhận rõ yếu kém nội tại để thúc đẩy ngành du lịch cất cánh
“Chúng ta phải có những bước thu hút đầu tư ở trình độ cao hơn để không xảy ra tình trạng một đất nước 2 nền kinh tế, một bên là các doanh nghiệp FDI và một bên là doanh nghiệp trong nước”, Phó Thủ tướng nhắc nhở đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm của ngành là tăng cường huy động vốn đầu tư của toàn xã hội hiệu quả nhất, phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Phó Thủ tướng đề nghị ngành phải tích hợp các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế, phối hợp hiệu quả chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để đạt được mục tiêu kinh tế, xã hội mà Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm trình Chính phủ Đề án tổng thể tái cơ cấu giai đoạn 2016- 2020 trong đó có cập nhật các vấn đề mới đặt ra; khẩn trương xây dựng kế hoạch đề án đầu tư công trung hạn, phối hợp với Bộ Tài chính triển khai kế hoạch tài chính trung hạn trình Quốc hội vào tháng 10/2016.
Xem thêm: Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: "Không thể thu hút FDI bằng mọi giá"
Sau đó, căn cứ vào tình hình thực tế, các địa phương khác chủ động, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải công bố lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe máy tham gia giao thông tại địa phương.
Thực tế, ô nhiễm không khí ngày càng trở nên trầm trọng tại các thành phố lớn với hàm lượng bụi lơ lửng trung bình giờ ở ven đường tại các thành phố vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Đặc biệt, mức độ phơi nhiễm của người tham gia giao thông nhất là người đi xe máy cũng vượt giới hạn cho phép 2-3 lần...
Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 70-90% ô nhiễm không khí đô thị là từ các hoạt động giao thông vận tải, chỉ 10-30% là do công nghiệp và sinh hoạt.
Một tính toán tại 2 thành phố lớn nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, xe máy chiếm 95% về số lượng, chỉ tiêu thụ 56% xăng nhưng lại thải ra 94% Hyđrô cácbon (HC); 87% cácbon ôxit (CO); 57% ôxit Nitơ (Nox)... trong tổng lượng phát thải của các loại xe cơ giới. Và xe máy đang sử dụng tham gia giao thông là nguồn chính thải ra phần lớn các chất gây ô nhiễm.
Xem thêm: Xe máy sẽ phải kiểm định khí thải với mức phí từ 100.000-150.000 đồng