30 giải pháp đã được người đứng đầu Chính phủ đặt ra cho các bộ, ngành, địa phương, để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách năm 2017.
Thủ tướng cũng yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương tái cơ cấu quyết liệt, mạnh mẽ để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh.
Thủ tướng nhấn mạnh đây là bước tiếp theo quan trọng trong việc thực hiện chủ trương Chính phủ liêm chính kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Thủ tướng yêu cầu năm 2017 tiếp tục ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát không quá 4%. Đây là điều kiện tiên quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bền vững, trong đó, vai trò của 4 cơ quan là Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước là rất quan trọng, nhất là dự báo chính xác và chủ động đưa ra giải pháp, không để bị động bất ngờ xảy ra, sẵn sàng có biện pháp can thiệp cần thiết.
Để phấn đấu tăng trưởng đạt 6,7% năm 2017, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh, sớm giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo chất lượng tăng trưởng nhưng không tăng trưởng bằng mọi giá, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, bảo vệ môi trường.
Xem thêm: Thủ tướng nêu 30 giải pháp tập trung thực hiện trong năm 2017
Đây là vấn đề được Thủ tướng Chính phủ nêu lên trong hội nghị tổng kết ngành tài chính vừa được tổ chức chiều 6/1.
Khẳng định tỷ lệ nợ công tăng rất nhanh, Thủ tướng cho hay, nợ công trong 5 năm qua tăng trung bình gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng. Trong khi ấy, Thủ tướng nhận định, tốc độ tăng chi thường xuyên cao, dư địa chính sách tài khoá hạn hẹp, thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ.
Hệ quả của những vấn đề trên theo Thủ tướng là để đầu tư phát triển, Chính phủ buộc phải đi vay và điều này tác động tới nợ công và thâm hụt ngân sách. “Nợ công theo báo cáo sát trần nhưng nếu tính đầy đủ thì vượt trần cho phép,” Thủ tướng Chính phủ nói.
Những yếu tố được người đứng đầu Chính phủ nhắc tới là nợ xây dựng cơ bản, bảo hiểm xã hội, lãi suất hỗ trợ...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị năm 2017, các cơ quan chức năng phải có cải cách đột phá trong tư duy ngân sách, kiểm soát nợ công và đảm bảo khả năng trả nợ.
Xem thêm: Thủ tướng đề nghị kiểm soát nợ công và đảm bảo khả năng trả nợ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục đẩy nhanh rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo, tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, dễ theo dõi, dễ thực hiện; trong đó tập trung vào 3 nhóm chính sách như hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ gắn với tiêu chí nghèo đa chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; có cơ chế tạo điều kiện để các tổ chức đoàn thể nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện. Địa phương nào để xảy ra hiện tượng tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng vốn của chương trình, không hoàn thành kế hoạch được giao thì Chủ tịch Ủy ban Nhân dân địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.
Xem thêm: Không để thất thoát, lãng phí nguồn vốn giảm nghèo
Các bộ, ngành địa phương thực hiện tinh giản biên chế đối với những cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, không đạt tiêu chuẩn quy định (phẩm chất, năng lực, sức khỏe), những người dôi dư do xác định vị trí việc làm và sắp xếp tổ chức.
Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm; thực hiện tinh giản biên chế phải bảo đảm đúng nguyên tắc, đối tượng, trình tự, thời hạn giải quyết tinh giản biên chế.
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ người dân.
Người đứng đầu Bộ, ngành, địa phương và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện tinh giản biên chế. Nếu không hoàn thành kế hoạch tinh giản biên chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải bị xử lý trách nhiệm theo quy định của Đảng, Nhà nước.
Xem thêm: Mỗi năm giảm 1,5-2% biên chế từ nay cho đến năm 2021
Hai đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được chỉ ra là hai địa phương quản lý việc xây dựng theo quy hoạch đô thị chưa tốt. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng vấn nạn ùn tắc giao thông ở hai thành phố lớn nhất cả nước này không thể chỉ giải quyết bằng việc tăng đầu tư hạ tầng.
Theo phân tích của Phó Thủ tướng Trình Đình Dũng, không phải chỉ đầu tư hạ tầng, tổ chức giao thông tốt là có thể tháo gỡ được vì càng đầu tư tốt vào hai đô thị này thì sự thu hút với người dân nơi khác càng cao, người dân kéo về tìm kiếm cơ hội việc làm càng lớn. Và như thế, theo Phó Thủ tướng, không bao giờ hạ tầng có thể “chạy theo” để giải quyết được đủ nhu cầu.
Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu cần gắn chặt quy hoạch đô thị với việc thực hiện theo kế hoạch để tránh tình trạng thành phố "lem nhem" vì ở nhiều nơi, việc tuân thủ quy hoạch chưa tốt. Những đô thị nhỏ thì việc quản lý xây dựng theo quy hoạch lại tốt hơn những đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ quả rõ nhất là vấn nạn ùn tắc giao thông đang gây bức bối.
"Muốn giải quyết triệt để vấn đề ùn tắc, quá tải tại hai thành phố lớn nhất cả nước, cần phải thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia các đô thị, các trung tâm để kéo giãn bớt dân. Theo đó, việc đầu tư các đô thị vệ tinh, kết nối giao thông công cộng tốt là rất quan trọng," Phó Thủ tướng nói.
Xem thêm: Giải quyết nạn ùn tắc giao thông không chỉ bằng tăng đầu tư hạ tầng
Cụ thể, trong tổng số 1.270 chuyến bay tăng phục vụ dịp cao điểm Tết Nguyên đán (từ 16 -1 đến 12-2/2017), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tăng 380 chuyến, lượng ghế cung ứng đạt 76.758 ghế (tăng 6,3%). Vietjet tăng 560 chuyến, lượng ghế cung ứng đạt 100.800 ghế (tăng 8,9%). Jetstar Pacific tăng 330 chuyến, lượng ghế cung ứng đạt 59.400 ghế (tăng 12,7%).
Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam cũng chốt số lượng cất hạ cánh (slot) tại Tân Sơn Nhất vào ban ngày không vượt quá 38 slot mỗi giờ, ban đêm không quá 28 slot mỗi giờ./.
Xem thêm: Tăng thêm gần 1.300 chuyến bay trong dịp Tết Đinh Dậu 2017
Đó là khẳng định của ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tại cuộc gặp mặt báo chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức ngày 5/1, tại Hà Nội.
Ông Vân cho biết, hiện cả nước có khoảng hơn 1 triệu tấn thịt lợn dự trữ, 30.000-40.000 tấn sản phẩm thịt bò trong nước và nhập khẩu để phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Bên cạnh đó, nguồn cung sản phẩm thịt gia cầm cũng rất dồi dào, đặc biệt là gia cầm lông màu với số lượng dự trữ khoảng 200 triệu con. Các sản phẩm trứng dự trữ với số lượng lớn khoảng 11 tỷ quả cũng đã sẵn sàng cung ứng phục vụ Tết.
Về giá cả thị trường, Cục trưởng Hoàng Thanh Vân cũng đánh giá, hiện nay chưa thể xác định có sự gia tăng đột biến hay không, tuy nhiên theo diễn biến thị trường như những năm trước thì với nguồn cung này giá cả các sản phẩm thịt và trứng sẽ duy trì ở mức ổn định.
Xem thêm: Hơn 1 triệu tấn thịt, 11 tỷ quả trứng sẵn sàng cung ứng phục vụ Tết
Mặc dù kết quả còn nhiều vấn đề phải bàn nhưng bước đầu đã hình thành làn sóng đầu tư mới trong nền kinh tế.
Đáng chú ý, mới đây, một số doanh nghiệp thành công trên các lĩnh vực như công nghiệp cơ khí, bất động sản, công nghệ thông tin… cũng “nhen nhóm” đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp trong tổng số 600.000 doanh nghiệp hiện có.
Với số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn quá ít thì việc tham gia của các “đại gia” vào ngành được kỳ vọng sẽ mở ra “chương mới” cho nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Liên quan đến chính sách hỗ trợ tín dụng, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, hiện đã có gói tín dụng ưu đãi 50.000 tỷ đồng cho các đối tượng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch và được giao cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện.
Xem thêm: Nông nghiệp công nghệ cao hấp dẫn nhiều nhà đầu tư Việt
Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều bất cập chưa thể khắc phục do những hệ lụy từ việc phát triển các hình thức kinh doanh, loại hình du lịch mới… mà thực tế chưa có bất kỳ quy định hay chế tài hướng dẫn quản lý nào, dẫn đến cơ quan quản lý không có cách gì kiểm soát.
Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Du lịch cho cho rằng, vấn đề mà ngành du lịch đang phải đối mặt là việc quản lý các loại hình kinh doanh, các sản phẩm du lịch mang tính tự phát, vấn đề trốn thuế của các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đăng ký ở Việt Nam.
“Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, việc bán các sản phẩm du lịch online trở nên thuận tiện hơn và nhiều trang mạng thành công với cách thức này. Nhiều trang mạng đạt doanh thu lớn, không chỉ nhờ bán sản phẩm du lịch mà còn nhiều khoản thu từ các dịch vụ gia tăng khác.”
Vậy là, các doanh nghiệp nước ngoài tha hồ lợi dụng lỗ hổng này của Luật Du lịch Việt Nam hiện hành để phát triển nở rộ và thu lời khủng mà ung dung không phải chịu thuế.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho biết, Luật Du lịch sửa đổi đang được trình lên Quốc hội đã đề cập đến vấn đề này, trong đó có nêu rõ vai trò quản lý cũng như trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Cùng hy vọng với những sửa đổi, bổ sung kịp thời của Luật Du lịch sắp tới, các cơ quan chức năng sẽ có thêm công cụ để giám sát và quản lý các hoạt động du lịch hiệu quả hơn.
Xem thêm: Du lịch Việt Nam khởi sắc phát lộ ra những “lỗ hổng” về luật
Trên định hướng đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia trong năm 2017 phải tập trung nguồn lực thực hiện lập Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng-Thái Bình bảo đảm thời gian, tiến độ đề ra.
Trung tâm đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Srêpok; Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.”
Năm 2016, Trung tâm đã khẩn trương tập trung nguồn lực, thực hiện nhiệm vụ lập Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng-Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ chuyên môn quan trọng, cấp bách như thi công phục vụ chống hạn và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Xem thêm: Sẽ cho ra đời quy hoạch tài nguyên nước quốc gia năm 2020