Quốc hội quyết định dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và vụ bắt giữ nhóm đối tượng vận chuyển 300 bánh heroin ở Phú Thọ là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Quốc hội đã quyết định và thông qua các Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch tài chính 5 năm, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương năm 2017.
Quốc hội quyết định dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Quốc hội đã thông qua 3 luật, 11 nghị quyết và cho ý kiến về 14 dự án luật khác. Trên cơ sở cân nhắc kỹ, Quốc hội quyết định chưa thông qua tại kỳ họp này đối với dự án Luật về hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 để tiếp tục hoàn thiện, bảo đảm chất lượng và tính khả thi.
Quốc hội đã tiến hành phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên của nhiệm kỳ khóa XIV đối với một số thành viên Chính phủ. Quốc hội đã ra nghị quyết về việc chất vấn và trả lời chất vấn.
Quốc hội đã ra mắt Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam, Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ, Nhóm nghị sĩ hữu nghị với các nước và một số hoạt động đối ngoại quan trọng khác.
Xem thêm: Bế mạc Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV
Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith; hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yahthotu, Thủ tướng Chính phủ Lào Thongloun Sisoulith; tiếp Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Saysomphone Phomvihane; tiếp thân mật Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam Vilayvong Butdakham.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith đã chứng kiến Lễ ký kết 7 văn kiện hợp tác Việt Nam-Lào.
Ngoài ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, phát biểu với cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Quốc gia Lào và trao tặng 30 bộ máy vi tính.
Xem thêm: Tổng Bí thư kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào
Công trình cấp điện quốc gia cho xã đảo Lại Sơn được khởi công xây dựng tháng 9/2015, là dự án nằm trong chuỗi dự án cấp điện lưới quốc gia cho xã đảo thuộc các huyện như Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc và thị xã Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang.
Công trình có tổng mức đầu tư 368 tỷ đồng, với các hạng mục xây dựng đường dây 110 kV An Biên-Lại Sơn có chiều dài 43,9km (19,4km trên đất liền và 24,5km trên biển). Trong đó, đoạn trên biển từ Cảng cá Xẻo Nhàu, xã Tân Thạnh (An Minh) đến đảo Lại Sơn, có 48 trụ điện kéo đường dây vượt biển và 2 trụ tiếp bờ với công suất truyền tải 70 MVA và trạm biến áp 110 kV Lại Sơn công suất 2 x 25 MVA. Sau khi được hoàn thành, công trình cấp điện lưới quốc gia cho hơn 8.000 người thuộc 2.000 hộ dân trên đảo Lại Sơn.
Dự án cấp điện quốc gia cho xã đảo Lại Sơn là dự án đường dây 11 kV trên không vượt biển có quy mô lớn nhất của cả nước, có khả năng cung cấp sản lượng điện thương phẩm trên hàng trăm triệu kWh/năm. Việc đóng điện, đưa vào vận hành, khai thác công trình này, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội cho xã đảo Lại Sơn nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung, nhất là thúc đẩy phát triển kinh tế biển.
Xem thêm: Đóng điện đường dây 110 kV vượt biển lớn nhất cả nước
Diễn đàn đã thu hút đông đảo các chuyên gia kinh tế, cơ quan quản lý, doanh nghiệp logistics tham gia cùng thảo luận, tìm giải pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics Việt Nam.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương đánh giá, với tốc độ phát triển hàng năm đạt từ 16-20%, ngành logistics là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng tốt và đều nhất của Việt Nam trong thời gian qua. Sự phát triển của ngành logistics đóng góp kết quả lớn đối với kim ngạch xuất nhập khẩu, là chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập sâu rộng.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng cho rằng ngành logistics Việt Nam còn nhiều yếu kém; trong đó cần phải khắc phục cấp bách nhất là vấn đề cơ sở hạ tầng và chi phí dịch vụ.
Theo ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải, hạ tầng dịch vụ logistics còn thiếu đồng bộ, nhất là giữa các cảng biển với hệ thống đường bộ, đường sắt và hệ thống dịch vụ hỗ trợ sau cảng biển. Thiếu những cảng cạn, trung tâm logistics có quy mô và vị trí thuận tiện tại mỗi khu vực kinh tế trọng điểm để làm đầu mối trung chuyển, phân phối hàng hóa.
Ngoài ra, hoạt động chuyển giao hàng hóa giữa những phương thức vận chuyển còn chậm, phương thức vận tải đường bộ còn thiếu hiệu quả... khiến thời gian vận chuyển hàng hóa cao, dẫn đến tăng chi phí. Đây là những nguyên nhân cơ bản hạn chế sự phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam.
Thảo luận tại diễn đàn, đa số các đại biểu cho rằng, bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực doanh nghiệp logistics, thì việc tăng cường sự phối hợp trong quản lý nhà nước là một giải pháp quan trọng để “gỡ nút thắt” cho ngành logistics.
Xem thêm: Tăng cường phối hợp quản lý Nhà nước để logistics Việt Nam phát triển
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết trước khi Quốc hội bỏ phiếu dừng Dự án điện hạt nhân, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng các bộ, ngành đã sang trực tiếp gặp gỡ Chính phủ Liên bang Nga và Nhật Bản để có thông báo, đặt vấn đề để phía Nga và Nhật Bản cảm thông trong điều kiện kinh tế hiện nay của Việt Nam, nếu không tính kỹ, dồn tiền lại đầu tư hai dự án này sẽ không thực hiện được mục tiêu đặt ra của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII là làm được tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Nếu đi vay để thực hiện Dự án điện hạt nhân thì cũng không có khả năng trả. Trong tái cơ cấu kinh tế, Việt Nam sẽ tập trung dồn nguồn lực cho những việc lớn tạo cơ sở cho tăng trưởng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện Việt Nam đã cân đối, đảm bảo được nguồn điện, cần tập trung đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở mang tính kết nối đồng bộ như tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh đây là chủ trương rất đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Quốc hội. Việc Việt Nam quyết định dừng Dự án điện hạt nhân không ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và phía Liên bang Nga, Nhật Bản.
Trong khi đó, Tập đoàn ROSATOM của Nga cho biết họ tôn trọng quyết định của khách hàng và luôn sẵn sàng để toàn tâm giúp đỡ Việt Nam trong trường hợp Chính phủ Việt Nam tiếp tục dự án điện hạt nhân.
Xem thêm: Vì sao lại dừng dự án nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận?
Nội dung trên được nêu rõ trong Bộ Tiêu chí chất lượng Việt Nam vừa được Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định số 6858/QĐ-BYT ban hành.
Sau ba năm triển khai thí điểm, Bộ Tiêu chí chất lượng bệnh viện đã được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ký quyết định chính thức trở thành Bộ công cụ đánh giá chất lượng bệnh viện, áp dụng chung cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh ở Việt Nam.
Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng năm 2016 vẫn tiếp tục duy trì 83 tiêu chí chất lượng Bệnh viện. Tuy nhiên, những tiểu mục đánh giá được nâng cao thêm để làm mục tiêu và căn cứ để chất lượng các bệnh viện càng ngày càng đi vào thực chất hơn.
Theo phó giáo sư Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, điểm nhấn của Bộ Tiêu chí là lấy người bệnh là trung tâm của hoạt động điều trị và chăm sóc, nhân viên y tế làm then chốt của toàn bộ hoạt động khám, chữa bệnh.
Mục tiêu của Bộ Tiêu chí là khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các bệnh viện tiến hành các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả và đem lại sự hài lòng cho người bệnh, người dân và nhân viên y tế, đồng thời phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội đất nước.
Xem thêm: Ngành y tế ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội nghỉ Tết Âm lịch từ thứ Năm, ngày 26/1 đến hết thứ Hai, ngày 30/1/2017 (tức là từ ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thân đến hết ngày mùng 3 tháng Giêng năm Đinh Dậu). Do ngày 28 và 29/1/2017 (tức ngày mùng 1 và mùng 2 Tết Âm lịch) trùng vào thứ Bảy, Chủ Nhật là ngày nghỉ hằng tuần nên công chức, viên chức sẽ nghỉ bù vào ngày 31/1 và ngày 1/2/2017 (tức ngày mùng 4 và mùng 5 Tết Âm lịch).
Như vậy, dịp Tết Âm lịch, công chức, viên chức nghỉ liền 7 ngày, từ ngày 26/1 đến hết ngày 1/2/2017 (tức là từ 29 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Đinh Dậu).
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Phan Huy Ngọc - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ, hồi 23 giờ ngày 26/11, tại khu 3, phường Vân Cơ, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tổ công tác Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy (Phòng PC47)-Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện 2 xe ôtô đang di chuyển nối đuôi nhau với tốc độ cao. Bằng biện pháp nghiệp vụ, tổ công tác đã buộc các đối tượng dừng xe.
Trên ôtô hiệu Fotuner biển kiểm soát 30E-05103 có 2 đối tượng cùng trú tại bản Tà Phềnh, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Vàng A Cáng (sinh năm 1974) và Vàng A Dự (sinh năm 1988).
Qua kiểm tra xe, tổ công tác đã phát hiện, thu giữ 5 can nhựa màu xanh loại 30 lít được khoét dưới đáy can, bên trong chứa tổng cộng 300 gói có chứa chất bột màu trắng được gói bằng nhiều lớp nilon và giấy chống ẩm.
Trên chiếc xe ôtô Mitsubishi biển kiểm soát 30X-8888 có 2 đối tượng cùng trú tại bản Tà Sú, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Mùa A Sáu (sinh năm 1986) và Mùa A Là (sinh năm 1973). Qua kiểm tra xe, tổ công tác không phát hiện có gì bất thường.
Tại cơ quan điều tra, đối tượng Cáng khai nhận các gói bột trắng là 300 bánh heroin. Hiện Phòng PC47 đang tiếp tục củng cố hồ sơ để mở rộng chuyên án./.
Xem thêm: Bắt giữ nhóm đối tượng vận chuyển 300 bánh heroin tại tỉnh Phú Thọ
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết, COP 22 là Hội nghị đầu tiên của các Bên tham gia Công ước kể từ khi Thỏa thuận Paris lịch sử được thông qua tại Hội nghị COP 21 năm 2015. Với ý nghĩa đó, Hội nghị COP22 được coi là Hội nghị hành động nhằm triển khai thực hiện những nội dung các Bên đã thống nhất cách đây 1 năm tại Paris.
Gần 26.000 đại biểu từ 195 quốc gia, trong đó, có 70 nguyên thủ đã đến tham dự.
Sau gần 2 tuần làm việc, các bên đã thông qua 35 Quyết định, gồm 25 Quyết định của Hội nghị COP, 8 Quyết định của Hội nghị các Bên tham gia Nghị định thư Kyoto và 2 Quyết định của Hội nghị các Bên tham gia Thỏa thuận Paris. Liên quan đến triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris có 1 Quyết định của Hội nghị COP22 và 2 Quyết định của Hội nghị lần thứ nhất các Bên tham gia Thỏa thuận Paris.
Tại Hội nghị lần này, các bên đã thông qua “Tuyên bố Hành động Marakes” nhằm kêu gọi thống nhất hành động trong ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, thành công lớn nhất của Đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị COP22 là tiếp tục cùng với các bên thảo luận những vấn đề liên quan đến triển khai thực hiện thỏa thuận Paris, Công ước và Nghị định thư Kyoto. Đồng thời, cập nhật thông tin về nỗ lực của Việt Nam trong việc triển khai thực hiện Công ước, Nghị định thư Kyoto, đặc biệt là thỏa thuận Paris, từ đó, tăng cường hợp tác, đối tác trong ứng phó với biến đổi khí hậu, theo tinh thần của thỏa thuận Paris.
Tại Hội thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức công bố Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris của Việt Nam. Kế hoạch gồm 5 trụ cột chính: Giảm nhẹ, Thích ứng, Minh bạch, Tài chính khí hậu và Quản lý Nhà nước.
Xem thêm: Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các cam kết thỏa thuận Paris
Ông Lê Kim Bằng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đồng Nai, cho biết di chỉ khảo cổ mộ cự thạch Hàng Gòn (tại xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh) thuộc loại hình Dolmen có kiến trúc độc đáo, quý hiếm không những ở Việt Nam mà ở khu vực và thế giới.
Di chỉ được kỹ sư cầu đường người Pháp J.Bouchot phát hiện vào năm 1927 trong khi thi công đường từ Long Khánh đi Bà Rịa.
Từ khi được phát hiện đến nay, di chỉ mộ cự thạch Hàng Gòn luôn được giới nghiên cứu lịch sử, văn hóa, khảo cổ trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và đánh giá cao bởi tính độc đáo, quy mô và giá trị khoa học.
Năm 1928, di tích đã được xếp hạng và ghi vào danh mục các di tích lịch sử "Mộ Đông Dương - mộ Dolmen Hàng Gòn" và đến năm 1984, Bộ Văn hóa đã xếp hạng Mộ Cự thạch Hàng Gòn là di tích quốc gia, một trong 10 di tích quan trọng ở Nam bộ. Các nhà khoa học đánh giá, đây là một di tích độc đáo cả về nghệ thuật và kỹ thuật của các tộc người cổ Nam Á nói chung và người Việt cổ nói riêng.
Mộ Cự thạch Hàng Gòn là một dạng hầm mộ, được cấu tạo bởi những tấm đá hoa cương lớn và những trụ đá dài, nặng khoảng 30-40 tấn. Ngôi mộ có hình chữ nhật dài 4,2m, ngang 2,7m, cao 1,6m được ghép bởi sáu tấm đá hoa cương được bào khá nhẵn ở mặt ngoài; bốn tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, hai tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy.
Liên kết giữa tấm đá hoa cương nhờ vào hệ thống rãnh dọc chắc chắn. Xung quanh mộ có nhiều trụ đá hoa cương cao 7,5m, tiết diện mặt cắt ngang hình chữ nhật dài 1,1x0,3m, phần lớn các đầu trụ được khoét lõm hình yên ngựa.
Từ các mẫu hiện vật khai quật được, các nhà khoa học đã xác định niên đại của mộ cự thạch Hàng Gòn khoảng 150 năm trước Công nguyên đến 24 năm sau Công nguyên.
Xem thêm: Mộ cổ hơn 2.000 năm ở Đồng Nai trở thành di tích quốc gia đặc biệt