Tổng thống Obama kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam và Việt Nam lần đầu dự hội nghị G7 mở rộng là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Cùng Vietnam+ điểm lại những sự kiện nổi bật trong tuần từ 23-29/5:
Tổng thống Obama kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam
Chiều 25/5, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Barack Obama đã rời Thành phố Hồ Chí Minh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Trong khuôn khổ chuyến thăm (từ ngày 23-25/5), Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, chứng kiến lễ ký kết một số thỏa thuận hợp tác quan trọng giữa hai nước; chào xã giao Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng; hội kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; tiếp xúc với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; thăm Nhà sàn Bác Hồ; phát biểu trước đông đảo đại diện các bộ, ngành, đoàn thể, học sinh, sinh viên Việt Nam.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã giao lưu với cộng đồng doanh nghiệp trẻ Việt Nam; gặp gỡ, giao lưu với hơn 800 thủ lĩnh trẻ Việt Nam là thành viên của Tổ chức Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á.
Nhân chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Hoa Kỳ. Hai bên nhất trí tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ theo hướng thực chất, sâu sắc, hiệu quả hơn vì lợi ích của hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
Thành công trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama còn được thể hiện ở sự chào đón của người dân ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong ngày hoạt động đầu tiên 23/5, Tổng thống Mỹ nói ông xúc động khi được người dân Việt Nam chào đón dọc đường đi.
Tình cảm của ông được nâng lên một cung bậc khác khi mở đầu bài phát biểu với sinh viên, trí thức trẻ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ngày 24/5 Tổng thống Mỹ đã nói: “Trong chuyến đi này, sự thân thiện - một đặc tính dễ nhận thấy ở người Việt Nam - đã chạm tới trái tim tôi.”
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trích dẫn câu hát trong bài Mùa Xuân đầu tiên của Văn Cao trong buổi nói chuyện tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ngày 24/5. (Ảnh: Minh Sơn-Thanh Trà/Vietnam+)
Xem thêm: Chuyến thăm của ông Obama và ấn tượng về sự am hiểu văn hóa
Trong khuôn khổ chuyến thăm (từ ngày 23-25/5), Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, chứng kiến lễ ký kết một số thỏa thuận hợp tác quan trọng giữa hai nước; chào xã giao Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng; hội kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; tiếp xúc với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; thăm Nhà sàn Bác Hồ; phát biểu trước đông đảo đại diện các bộ, ngành, đoàn thể, học sinh, sinh viên Việt Nam.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã giao lưu với cộng đồng doanh nghiệp trẻ Việt Nam; gặp gỡ, giao lưu với hơn 800 thủ lĩnh trẻ Việt Nam là thành viên của Tổ chức Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á.
Nhân chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Hoa Kỳ. Hai bên nhất trí tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ theo hướng thực chất, sâu sắc, hiệu quả hơn vì lợi ích của hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
Thành công trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama còn được thể hiện ở sự chào đón của người dân ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong ngày hoạt động đầu tiên 23/5, Tổng thống Mỹ nói ông xúc động khi được người dân Việt Nam chào đón dọc đường đi.
Tình cảm của ông được nâng lên một cung bậc khác khi mở đầu bài phát biểu với sinh viên, trí thức trẻ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ngày 24/5 Tổng thống Mỹ đã nói: “Trong chuyến đi này, sự thân thiện - một đặc tính dễ nhận thấy ở người Việt Nam - đã chạm tới trái tim tôi.”
Xem thêm: Chuyến thăm của ông Obama và ấn tượng về sự am hiểu văn hóa
Thủ tướng kết thúc chuyến thăm Nhật và dự hội nghị G7 mở rộng
Rạng sáng 29/5, theo giờ Việt Nam, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thành phố Hà Nội, kết thúc tốt đẹp các chương trình chuyến thăm Nhật Bản và dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Trong thời gian 3 ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự nhiều sự kiện lớn, nổi bật nhất là Phiên họp toàn thể của Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại thành phố Mie, Nhật Bản và hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại thủ đô Tokyo.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có hàng loạt cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo G7 và các quốc gia, các tổ chức quốc tế - khách mời của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam được mời tham dự Hội nghị G7 mở rộng, đánh dấu sự ghi nhận đối với vai trò và đóng góp của Việt Nam trong các vấn đề khu vực và quốc tế.
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các sáng kiến và nỗ lực của các nước G7 cùng các tổ chức quốc tế, trong đó đặc biệt là quyết định của Nhật Bản mở rộng lĩnh vực và phạm vi hỗ trợ của sáng kiến Đối tác cơ sở hạ tầng chất lượng cao ở châu Á.
Thủ tướng cũng chia sẻ những quan ngại của các nước G7 và các nước ASEAN về những thách thức đối với hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Thủ tướng kêu gọi các quốc gia liên quan kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, sớm tiến tới Bộ quy tắc ứng xử (COC).
Xem thêm: Thủ tướng kết thúc chuyến thăm Nhật và dự hội nghị G7 mở rộng
Trong thời gian 3 ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự nhiều sự kiện lớn, nổi bật nhất là Phiên họp toàn thể của Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại thành phố Mie, Nhật Bản và hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại thủ đô Tokyo.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có hàng loạt cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo G7 và các quốc gia, các tổ chức quốc tế - khách mời của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam được mời tham dự Hội nghị G7 mở rộng, đánh dấu sự ghi nhận đối với vai trò và đóng góp của Việt Nam trong các vấn đề khu vực và quốc tế.
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các sáng kiến và nỗ lực của các nước G7 cùng các tổ chức quốc tế, trong đó đặc biệt là quyết định của Nhật Bản mở rộng lĩnh vực và phạm vi hỗ trợ của sáng kiến Đối tác cơ sở hạ tầng chất lượng cao ở châu Á.
Thủ tướng cũng chia sẻ những quan ngại của các nước G7 và các nước ASEAN về những thách thức đối với hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Thủ tướng kêu gọi các quốc gia liên quan kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, sớm tiến tới Bộ quy tắc ứng xử (COC).
Xem thêm: Thủ tướng kết thúc chuyến thăm Nhật và dự hội nghị G7 mở rộng
Tháng Năm: Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tăng 0,54%
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Năm tăng 0,54% so với tháng Tư đồng thời tăng 2,28% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo Báo cáo từ Tổng cục Thống kê, CPI tháng Năm đã tăng 1,88% so với tháng 12 năm ngoái. Bên cạnh đó, CPI bình quân năm tháng so với cùng kỳ năm trước cũng tăng 1,59%.
Về cơ bản, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất ở mức 2,39%, thứ hai là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,88%, đứng thứ ba là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,56%. Bên cạnh đó, tám nhóm hàng còn lại có mức tăng nhẹ.
Theo Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ phó Vụ Thống kê Giá, Tổng cục Thống kê, giá lương thực đã tăng ở thời điểm đầu tháng, do thương lái thu gom lúa gạo thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký và tác động của khô hạn, xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Chỉ số nhóm thực phẩm cũng tăng 0,38%, chủ yếu tăng ở nhóm hàng các loại thịt sau khi xảy ra hiện tượng cá chết tại các tỉnh miền Trung, người dân hạn chế sử dụng thủy hải sản, cùng với việc thương lái thu gom lợn hơi để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Bà Ngọc cũng cho biết trong tháng Năm, giá xăng đã tăng 640 đồng/lít, dầu diezezen tăng 1.150 đồng/lít (ngày 20/ và 5/5) khiến chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng tới 5,15% so với tháng Tư và góp phần tăng CPI chung khoảng 0,21%.
Xem thêm: Tháng Năm: Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tăng 0,54%
Theo Báo cáo từ Tổng cục Thống kê, CPI tháng Năm đã tăng 1,88% so với tháng 12 năm ngoái. Bên cạnh đó, CPI bình quân năm tháng so với cùng kỳ năm trước cũng tăng 1,59%.
Về cơ bản, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất ở mức 2,39%, thứ hai là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,88%, đứng thứ ba là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,56%. Bên cạnh đó, tám nhóm hàng còn lại có mức tăng nhẹ.
Theo Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ phó Vụ Thống kê Giá, Tổng cục Thống kê, giá lương thực đã tăng ở thời điểm đầu tháng, do thương lái thu gom lúa gạo thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký và tác động của khô hạn, xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Chỉ số nhóm thực phẩm cũng tăng 0,38%, chủ yếu tăng ở nhóm hàng các loại thịt sau khi xảy ra hiện tượng cá chết tại các tỉnh miền Trung, người dân hạn chế sử dụng thủy hải sản, cùng với việc thương lái thu gom lợn hơi để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Bà Ngọc cũng cho biết trong tháng Năm, giá xăng đã tăng 640 đồng/lít, dầu diezezen tăng 1.150 đồng/lít (ngày 20/ và 5/5) khiến chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng tới 5,15% so với tháng Tư và góp phần tăng CPI chung khoảng 0,21%.
Xem thêm: Tháng Năm: Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tăng 0,54%
Vietjet Air đặt mua 100 máy bay Boeing trị giá 11,3 tỷ USD
Ngày 23/5, tại Phủ Chủ tịch, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đại diện Công ty cổ phần Hàng không Vietjet và Tập đoàn Chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) đã ký kết hợp đồng đặt mua 100 tàu bay B737 MAX 200, trị giá lên tới 11,3 tỷ USD.
Tại lễ ký kết, ông Ray Conner, Tổng giám đốc Tập đoàn Chế tạo máy bay Boeing, cho biết với các thiết kế và công nghệ tiên tiến nhất, dòng tàu bay hiệu suất cao B737 MAX 200 sẽ giúp Vietjet phát triển mạng lưới bay hiệu quả kinh tế dẫn đầu thị trường, mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và đóng góp vào những thành công cho Vietjet trong thời gian tới.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet, chia sẻ: “Việc đầu tư đội tàu bay B737 Max 200 hôm nay sẽ phục vụ cho chiến lược phát triển mạnh mẽ hơn nữa mạng đường bay quốc tế trong thời gian tới của Vietjet bao gồm cả chiến lược phát triển mạng bay đường dài."
“Qua hợp đồng này, Vietjet sẽ góp phần tăng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đóng góp vào sự phát triển hội nhập của ngành hàng không Việt Nam,” bà Thảo nói.
Số tàu bay được ký kết ngày 23/5 dự kiến sẽ được giao hàng trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2023.
Xem thêm: Vietjet Air đặt mua 100 máy bay Boeing trị giá 11,3 tỷ USD
Tại lễ ký kết, ông Ray Conner, Tổng giám đốc Tập đoàn Chế tạo máy bay Boeing, cho biết với các thiết kế và công nghệ tiên tiến nhất, dòng tàu bay hiệu suất cao B737 MAX 200 sẽ giúp Vietjet phát triển mạng lưới bay hiệu quả kinh tế dẫn đầu thị trường, mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và đóng góp vào những thành công cho Vietjet trong thời gian tới.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet, chia sẻ: “Việc đầu tư đội tàu bay B737 Max 200 hôm nay sẽ phục vụ cho chiến lược phát triển mạnh mẽ hơn nữa mạng đường bay quốc tế trong thời gian tới của Vietjet bao gồm cả chiến lược phát triển mạng bay đường dài."
“Qua hợp đồng này, Vietjet sẽ góp phần tăng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đóng góp vào sự phát triển hội nhập của ngành hàng không Việt Nam,” bà Thảo nói.
Số tàu bay được ký kết ngày 23/5 dự kiến sẽ được giao hàng trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2023.
Xem thêm: Vietjet Air đặt mua 100 máy bay Boeing trị giá 11,3 tỷ USD
Dự báo xuất khẩu gạo trong quý 2 chỉ đạt 1,5 triệu tấn
Theo nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo trong quý 2 này có xu hướng sụt giảm, do thiếu hợp đồng tập trung, cộng thêm tình hình cung cấp hạn chế trước khi thu hoạch vụ Hè Thu.
Dự kiến xuất khẩu quý 2 này đạt 1,5 triệu tấn, thấp hơn kế hoạch tháng trước 100.000 tấn.
Tính đến ngày 18/5 vừa qua, xuất khẩu gạo của cả nước đạt 2,072 triệu tấn, trị giá FOB trên 875 triệu USD, trị giá CIF 911,980 triệu USD, tăng hơn 15% cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Xuất khẩu gạo tăng là do xuất khẩu quý 1 tăng mạnh với hợp đồng gối đầu chuyển sang từ năm 2015 còn nhiều, đặc biệt là hợp đồng G-to-G với Indonesia, Philippines và hợp đồng thương mại ký mới với Trung Quốc.
Tuy nhiên, bước sang quý 2 này, lượng gạo xuất khẩu và số lượng hợp đồng đăng ký xuất khẩu mới không nhiều. Tính riêng trong tháng Tư vừa qua, sản lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt trên 453.000 tấn, trị giá FOB gần 212 triệu USD, giảm 20,5% về lượng và 7,5% về trị giá FOB so với tháng Ba vừa qua. So với cùng kỳ năm 2015, số lượng gạo xuất khẩu trong tháng Tư vừa qua cũng giảm trên 30% và trị giá FOB giảm 21,33%.
Xuất khẩu gạo trong tháng Tư vừa qua không đạt kế hoạch đề ra khoảng 550.000 tấn, thấp hơn tháng trước đó và cùng kỳ năm trước khá lớn do không còn hợp đồng tập trung.
VFA dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm từ các nước nhập khẩu như Philippines, Indonesia và Trung Quốc. Đây cũng 3 thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam.
Chế biến gạo xuất khẩu tại Xí nghiệp Chế biến lương thực cao cấp Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Xem thêm: Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý 2 chỉ đạt 1,5 triệu tấn
Dự kiến xuất khẩu quý 2 này đạt 1,5 triệu tấn, thấp hơn kế hoạch tháng trước 100.000 tấn.
Tính đến ngày 18/5 vừa qua, xuất khẩu gạo của cả nước đạt 2,072 triệu tấn, trị giá FOB trên 875 triệu USD, trị giá CIF 911,980 triệu USD, tăng hơn 15% cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Xuất khẩu gạo tăng là do xuất khẩu quý 1 tăng mạnh với hợp đồng gối đầu chuyển sang từ năm 2015 còn nhiều, đặc biệt là hợp đồng G-to-G với Indonesia, Philippines và hợp đồng thương mại ký mới với Trung Quốc.
Tuy nhiên, bước sang quý 2 này, lượng gạo xuất khẩu và số lượng hợp đồng đăng ký xuất khẩu mới không nhiều. Tính riêng trong tháng Tư vừa qua, sản lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt trên 453.000 tấn, trị giá FOB gần 212 triệu USD, giảm 20,5% về lượng và 7,5% về trị giá FOB so với tháng Ba vừa qua. So với cùng kỳ năm 2015, số lượng gạo xuất khẩu trong tháng Tư vừa qua cũng giảm trên 30% và trị giá FOB giảm 21,33%.
Xuất khẩu gạo trong tháng Tư vừa qua không đạt kế hoạch đề ra khoảng 550.000 tấn, thấp hơn tháng trước đó và cùng kỳ năm trước khá lớn do không còn hợp đồng tập trung.
VFA dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm từ các nước nhập khẩu như Philippines, Indonesia và Trung Quốc. Đây cũng 3 thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam.
Xem thêm: Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý 2 chỉ đạt 1,5 triệu tấn
Đề nghị Ukraine làm rõ việc tịch thu tài sản tại Làng Sen
Liên quan đến việc ngày 23/5 vừa qua, công dân Việt Nam tại khu chung cư Làng Sen, thành phố Odessa (Ukraine) bị khám xét, tịch thu tài sản, ngày 26/5, Cục trưởng Cục Lãnh sự-Bộ Ngoại giao Lý Quốc Tuấn cho biết trong những ngày qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đã liên tiếp gặp đại diện Bộ Ngoại giao Ukraine thông báo về vụ việc.
Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine cũng đề nghị Bộ Ngoại giao Ukraine làm việc ngay với các cơ quan chức năng nước này làm rõ vụ việc và có các biện pháp khẩn cấp cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt Nam tại Odessa.
Đoàn công tác của Đại sứ quán cũng đã làm việc với lãnh đạo Hội người Việt Nam tại Odessa để thống kê số tài sản bị thu giữ, hướng dẫn bà con làm đơn trình báo chính quyền địa phương.
Đoàn công tác đề nghị bà con bình tĩnh, đoàn kết, tránh có những hành động vi phạm pháp luật sở tại, cùng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại để giải quyết vụ việc, ổn định cuộc sống./.
Xem thêm: Quan chức Odessa xin lỗi cộng đồng người Việt tại Làng Sen
Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine cũng đề nghị Bộ Ngoại giao Ukraine làm việc ngay với các cơ quan chức năng nước này làm rõ vụ việc và có các biện pháp khẩn cấp cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt Nam tại Odessa.
Đoàn công tác của Đại sứ quán cũng đã làm việc với lãnh đạo Hội người Việt Nam tại Odessa để thống kê số tài sản bị thu giữ, hướng dẫn bà con làm đơn trình báo chính quyền địa phương.
Đoàn công tác đề nghị bà con bình tĩnh, đoàn kết, tránh có những hành động vi phạm pháp luật sở tại, cùng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại để giải quyết vụ việc, ổn định cuộc sống./.
Xem thêm: Quan chức Odessa xin lỗi cộng đồng người Việt tại Làng Sen
Tăng vọt lượng du khách từ các nước được Việt Nam miễn visa
Thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 26/5 cho biết khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng Năm ước đạt hơn 757.000 lượt, giảm hơn 4% so với tháng Tư và tăng trên 30% so với cùng kỳ tháng 5/2015, trong đó khách đến bằng đường hàng không vẫn chiếm phần lớn.
Tính chung năm tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 4 triệu lượt, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các thị trường khách quốc tế đều tăng trong năm tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, nhóm thị trường được miễn visa theo Nghị quyết số 46/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18/6/2015 đều tăng, trong đó Italy tăng hơn 30%; Anh tăng trên 24%; Tây Ban Nha tăng hơn 22%, Đức tăng gần 18%, Pháp tăng 13%.
Theo ước tính của Tổng cục Du lịch, khách du lịch nội địa trong năm tháng đầu năm đạt hơn 27 triệu lượt. Trong đó, khách lưu trú đạt 13,5 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 167.464 tỷ đồng, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khách du lịch quốc tế được các hướng dân viên người bản địa đưa đi thăm quan điểm du lịch văn hóa cộng đồng xã Lao Chải-Tả Van. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Xem thêm: Tăng vọt lượng du khách từ các nước được Việt Nam miễn visa
Tính chung năm tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 4 triệu lượt, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các thị trường khách quốc tế đều tăng trong năm tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, nhóm thị trường được miễn visa theo Nghị quyết số 46/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18/6/2015 đều tăng, trong đó Italy tăng hơn 30%; Anh tăng trên 24%; Tây Ban Nha tăng hơn 22%, Đức tăng gần 18%, Pháp tăng 13%.
Theo ước tính của Tổng cục Du lịch, khách du lịch nội địa trong năm tháng đầu năm đạt hơn 27 triệu lượt. Trong đó, khách lưu trú đạt 13,5 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 167.464 tỷ đồng, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm: Tăng vọt lượng du khách từ các nước được Việt Nam miễn visa
7 trường hợp trẻ tử vong nhanh tại Cao Bằng do virus Coxsackie
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông báo về nguyên nhân khiến 7 trẻ mắc bệnh và tử vong tại Cao Bằng là do virus Coxsackie.
Trước đó, ngày 23/6, Cục Y tế Dự phòng nhận được báo cáo của Sở Y tế tỉnh Cao Bằng về việc tại 3 xóm Tổng Ngoảng, Tổng Chảo, Nà Kiềng (thuộc xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm) đã xảy ra các trường hợp trẻ từ 2 đến 22 tháng tuổi bị bệnh nghi viêm não với các triệu chứng: sốt, ho kèm theo khó thở, tiêu chảy.
Báo cáo nêu rõ, một số trường hợp có dấu hiệu nhiễm độc thần kinh, co giật dẫn đến tử vong nhanh.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Y tế đã thành lập đoàn công tác gồm các cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn về dịch tễ và điều trị của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương lên Cao Bằng để phối hợp điều tra, xử lý ổ dịch.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã lấy 11 mẫu bệnh phẩm tiến hành xét nghiệm cho kết quả 2 mẫu dương tính với virus Coxsackie A6, không có mẫu nào dương tính với virus cúm. Việc lây truyền căn bệnh này do qua tiếp xúc với dịch mũi họng và phân cũng như những giọt khí dung của người bị nhiễm (bao gồm người bệnh và người lành mang trùng).
Xem thêm: Kết luận về 7 trường hợp trẻ bị co giật và tử vong nhanh tại Cao Bằng
Trước đó, ngày 23/6, Cục Y tế Dự phòng nhận được báo cáo của Sở Y tế tỉnh Cao Bằng về việc tại 3 xóm Tổng Ngoảng, Tổng Chảo, Nà Kiềng (thuộc xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm) đã xảy ra các trường hợp trẻ từ 2 đến 22 tháng tuổi bị bệnh nghi viêm não với các triệu chứng: sốt, ho kèm theo khó thở, tiêu chảy.
Báo cáo nêu rõ, một số trường hợp có dấu hiệu nhiễm độc thần kinh, co giật dẫn đến tử vong nhanh.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Y tế đã thành lập đoàn công tác gồm các cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn về dịch tễ và điều trị của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương lên Cao Bằng để phối hợp điều tra, xử lý ổ dịch.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã lấy 11 mẫu bệnh phẩm tiến hành xét nghiệm cho kết quả 2 mẫu dương tính với virus Coxsackie A6, không có mẫu nào dương tính với virus cúm. Việc lây truyền căn bệnh này do qua tiếp xúc với dịch mũi họng và phân cũng như những giọt khí dung của người bị nhiễm (bao gồm người bệnh và người lành mang trùng).
Xem thêm: Kết luận về 7 trường hợp trẻ bị co giật và tử vong nhanh tại Cao Bằng
ANA Holdings mua gần 8,8% cổ phần của Vietnam Airlines
Chiều 28/5, tại thủ đô Tokyo, Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Phạm Ngọc Minh và Tổng Giám đốc tập đoàn hàng không ANA Holdings (Nhật Bản) Shinya Katanozaka đã ký hợp đồng và trao văn kiện hợp tác chiến lược.
Theo hợp đồng, ANA Holdings sẽ mua 8,771% cổ phần của Vietnam Airlines với giá trị 2.431 tỷ đồng (tương đương 109 triệu USD). Dự kiến sau khi giao dịch hoàn tất vào ngày 1/7, ANA sẽ trở thành cổ đông chiến lược của Vietnam Airlines.
Mối quan hệ hợp tác chiến lược sẽ giúp Vietnam Airlines và tập đoàn ANA khai thác và tận dụng thế mạnh lẫn nhau nhằm mở rộng mạng đường bay và phát triển sản phẩm. Hai bên sẽ triển khai hợp tác liên danh và chương trình khách hàng thường xuyên từ ngày 30/6.
Vietnam Airlines và ANA sẽ hợp tác liên danh trên 30 đường bay nội địa tại Nhật Bản và Việt Nam cùng 10 đường bay quốc tế giữa hai quốc gia. Khách hàng thường xuyên của mỗi hãng có thể tích lũy dặm bay và được trả thưởng khi bay trên các chuyến bay hợp tác liên danh.
Ngoài ra, Vietnam Airlines và ANA cũng hợp tác trong hàng loạt dịch vụ liên quan như làm thủ tục khách hàng, dịch vụ hàng hóa, vận tải, suất ăn, bảo dưỡng máy bay và các dịch vụ mặt đất khác tại các sân bay ở Nhật Bản và Việt Nam.
Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh và Tổng Giám đốc ANA Holdings Shinya Katanozaka tại lễ ký kết. (Nguồn: Vietnam+)
Xem thêm: ANA Holdings ký kết mua gần 8,8% cổ phần của Vietnam Airlines
Theo hợp đồng, ANA Holdings sẽ mua 8,771% cổ phần của Vietnam Airlines với giá trị 2.431 tỷ đồng (tương đương 109 triệu USD). Dự kiến sau khi giao dịch hoàn tất vào ngày 1/7, ANA sẽ trở thành cổ đông chiến lược của Vietnam Airlines.
Mối quan hệ hợp tác chiến lược sẽ giúp Vietnam Airlines và tập đoàn ANA khai thác và tận dụng thế mạnh lẫn nhau nhằm mở rộng mạng đường bay và phát triển sản phẩm. Hai bên sẽ triển khai hợp tác liên danh và chương trình khách hàng thường xuyên từ ngày 30/6.
Vietnam Airlines và ANA sẽ hợp tác liên danh trên 30 đường bay nội địa tại Nhật Bản và Việt Nam cùng 10 đường bay quốc tế giữa hai quốc gia. Khách hàng thường xuyên của mỗi hãng có thể tích lũy dặm bay và được trả thưởng khi bay trên các chuyến bay hợp tác liên danh.
Ngoài ra, Vietnam Airlines và ANA cũng hợp tác trong hàng loạt dịch vụ liên quan như làm thủ tục khách hàng, dịch vụ hàng hóa, vận tải, suất ăn, bảo dưỡng máy bay và các dịch vụ mặt đất khác tại các sân bay ở Nhật Bản và Việt Nam.
Xem thêm: ANA Holdings ký kết mua gần 8,8% cổ phần của Vietnam Airlines
Con cá voi nặng hơn 7 tấn chết dạt vào bờ biển ở Nghệ An
Chiều 27/5, các lực lượng chức năng cùng chính quyền địa phương và người dân xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, tiến hành chôn cất một cá voi chết dạt vào bờ biển theo phong tục của địa phương.
Trước đó, vào sáng 27/5, một số ngư dân đi đánh bắt cá bất ngờ phát hiện một con cá voi lớn đã chết nổi trên mặt nước biển, cách bờ biển xã Diễn Thịnh khoảng 2 hải lý.
Sau khi nhận được thông tin, chính quyền địa phương xã Diễn Thịnh cùng cơ quan chức năng đã huy động hai tàu cá của ngư dân cùng tàu kiểm ngư của lực lượng Bộ đội biên phòng phối hợp để đưa xác con cá vào bờ để chôn cất, đảm bảo vệ sinh môi trường. Cá voi đã chết dài khoảng hơn 10m, nặng khoảng 7 tấn, đang phân hủy và bốc mùi.
Trước đó, ngày 25/5 vừa qua, một số ngư dân cũng phát hiện một con cá voi lớn vẫn còn sống có chiều dài khoảng 14-16m, nặng khoảng hơn 15 tấn nằm dạt trên bờ biển xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Sau hơn 7 giờ mắc cạn, con cá voi này được chính quyền địa phương, lực lượng chức năng và người dân giải cứu thành công về với biển.
Các lực lượng chức năng cùng người dân nỗ lực giải cứu cá voi mắc cạn tại bờ biển xã Diễn Thịnh. (Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN)
Xem thêm: Con cá voi nặng hơn 7 tấn chết dạt vào bờ biển ở Nghệ An
Trước đó, vào sáng 27/5, một số ngư dân đi đánh bắt cá bất ngờ phát hiện một con cá voi lớn đã chết nổi trên mặt nước biển, cách bờ biển xã Diễn Thịnh khoảng 2 hải lý.
Sau khi nhận được thông tin, chính quyền địa phương xã Diễn Thịnh cùng cơ quan chức năng đã huy động hai tàu cá của ngư dân cùng tàu kiểm ngư của lực lượng Bộ đội biên phòng phối hợp để đưa xác con cá vào bờ để chôn cất, đảm bảo vệ sinh môi trường. Cá voi đã chết dài khoảng hơn 10m, nặng khoảng 7 tấn, đang phân hủy và bốc mùi.
Trước đó, ngày 25/5 vừa qua, một số ngư dân cũng phát hiện một con cá voi lớn vẫn còn sống có chiều dài khoảng 14-16m, nặng khoảng hơn 15 tấn nằm dạt trên bờ biển xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Sau hơn 7 giờ mắc cạn, con cá voi này được chính quyền địa phương, lực lượng chức năng và người dân giải cứu thành công về với biển.
Xem thêm: Con cá voi nặng hơn 7 tấn chết dạt vào bờ biển ở Nghệ An
(TTXVN/Vietnam+)