Như vậy, đoàn Đoàn thể thao Việt Nam đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra trước khi lên đường tham dự Đại hội là giành ít nhất 3 huy chương vàng.
Thành tích này vượt xa so với kỳ Đại hội trước (ASIAD 2014 tại Hàn Quốc) tới 3 huy chương vàng.
Dưới góc độ chuyên môn, các tuyển thủ thể thao Việt Nam đã tạo nên những cột mốc lịch sử ở một số cuộc thi đấu để đem lại sự hứng khởi và tự hào cho đông đảo người hâm mộ nước nhà.
Nhưng niềm vui này chưa thực sự trọn vẹn bởi không ít các thành tích ở nhiều môn trọng điểm chưa đáp ứng được mong đợi sau các cuộc tranh tài tại đại hội.
Đoàn Trung Quốc tiếp tục giữ vững vị trí đầu bảng tổng sắp huy chương với 131 huy chương vàng; Nhật Bản xếp thứ hai với 73 huy chương vàng.
Đoàn Hàn Quốc với tấm huy chương vàng môn bóng đá nam đã nâng tổng số huy chương vàng đạt được lên con số 49, xếp thứ ba toàn đoàn.
- Sáng 31/8, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Trước đó, ngày 30/8, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã chủ trì chiêu đãi trọng thể các vị Đại sứ, Đại biện, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế cùng các Phu nhân, Phu quân tại Việt Nam; triển lãm “Tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2016”, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; lãnh đạo thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền thờ Bác Hồ.
- Ngày 28/8, Đoàn đại biểu lãnh đạo cùng các ban, ngành tỉnh Quảng Trị đã đến đặt vòng hoa, viếng và dâng hương tại các nghĩa trang liệt sỹ, Thành cổ Quảng Trị và Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn; Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Lễ trao tặng và truy tặng Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho 103 bà mẹ; trao Huân chương Độc lập cho 18 gia đình có liệt sỹ hy sinh trong các cuộc kháng chiến.- Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức lễ tiếp nhận tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam tới Ai Cập kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1963.
Chuyến thăm diễn ra trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều hoạt động văn hóa và thương mại đang được tổ chức tại hai nước.
Trong chuyến thăm, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí cần tiếp tục thúc đẩy đà phát triển quan hệ giữa hai nước hiện nay, đẩy mạnh trao đổi đoàn các cấp, trên các kênh Ðảng, Chính phủ, Quốc hội, giao lưu nhân dân…, ủng hộ nhau tại các diễn đàn đa phương, trong khuôn khổ Liên hợp quốc, hợp tác Nam-Nam và Cộng đồng Pháp ngữ…
Hai nước đã ký kết 8 Thỏa thuận hợp tác, gồm Thỏa thuận hữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Ninh Bình và tỉnh Luxor; Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Cải tạo đất đai Ai Cập; Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Đầu tư và Hợp tác quốc tế Ai Cập; Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Học viện Ngoại giao Việt Nam và Học viện Ngoại giao Ai Cập; Bản ghi nhớ về Phòng vệ thương mại giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Ai Cập; Bản ghi nhớ về Hợp tác thương mại gạo giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Cung ứng và Nội thương Ai Cập; Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Dầu khí và Khoáng sản Ai Cập; Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Ai Cập.
Hai nước đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Ai Cập.
Đây là kết quả cuộc bầu chọn do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) tổ chức.
Năm 2018, có 132 thành phố đến từ 23 quốc gia trên thế giới dự thi Thành phố xanh quốc tế.
Việt Nam có thành phố Đà Nẵng, Đông Hà (Quảng Trị) và Hội An (Quảng Nam) tham gia.
Kết quả, Đà Nẵng cùng 21 thành phố khác trên thế giới tiếp tục tham gia vòng bình chọn cuối cùng của cuộc thi Thành phố xanh quốc tế để chọn ra một thành phố xuất sắc đạt giải Thành phố xanh toàn cầu.
Tham gia cuộc thi, Đà Nẵng gây ấn tượng với Ban giám khảo bởi các giải pháp tiếp cận toàn diện và tham vọng về thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu nhằm góp phần thực hiện mục tiêu mà Thỏa thuận Khí hậu Paris 2015 đặt ra, trong đó phấn đấu giảm 25% lượng phát thải các-bon vào năm 2030, so với mức phát thải 2016.
Đây là lần thứ hai Việt Nam tham gia chương trình Thành phố xanh quốc gia.
Năm 2016, thành phố Huế đã nhận được giải Thành phố xanh quốc gia ngay trong lần đầu tiên tham dự.
“Giải thưởng Lớn-Vì tình yêu Hà Nội” năm nay được trao tặng ông Nguyễn Bá Đạm, người đã dành cả một đời thầm lặng vì tình yêu Hà Nội.
Hạng mục “Tác phẩm-Vì tình yêu Hà Nội” năm nay thuộc về tập thơ “Ta còn em” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2018) của Nhà thơ Phan Vũ và bộ phim tài liệu “Mon Hanoi” (Hà Nội của tôi) của ông Jean Noel Poirer, cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam.
Giải “Ý tưởng-Vì tình yêu Hà Nội” được trao cho đề xuất bảo tồn, phát huy di chỉ Vườn Chuối của Phó Giáo sư Nguyễn Văn Huy và các nhà khoa học.
Giải “Việc làm-Vì tình yêu Hà Nội” thuộc về: phố bích họa Phùng Hưng do Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, Tổ chức Korea Foundation (Quỹ Giao lưu quốc tế Hàn Quốc) và UN – Habitat (Chương trình định cư con người của Liên hợp quốc tại Việt Nam) phối hợp thực hiện trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc “Nghệ thuật cho một không gian sống tốt đẹp hơn” và ông Quách Văn Địch, người hiến tặng cho Bảo tàng Hà Nội hai mỏ neo cổ có giá trị.
Tuyến cao tốc Hạ Long-Hải Phòng có tổng chiều dài 25,2km, bao gồm 2 dự án với tổng mức đầu tư là 13.693 tỷ đồng; trong đó Dự án đường nối thành phố Hạ Long với cầu Bạch Đằng có vốn đầu tư 6.416 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách; Dự án cầu Bạch Đằng vốn đầu tư 7.277 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước 488 tỷ đồng (giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn), nguồn vốn của nhà đầu tư 6.789 tỷ đồng.
Đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng đóng vai trò quan trọng trong hoàn chỉnh tuyến kết nối vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh).
Đây là tuyến đường cao tốc đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương thực hiện bằng nguồn ngân sách của tỉnh và hình thức đối tác công tư (PPP).
Dự án được tỉnh Quảng Ninh khẳng định là bước tiên phong trong việc đề xuất Chính phủ được tự huy động các nguồn vốn để xây dựng không hoàn toàn trông chờ nguồn vốn từ ngân sách Trung ương.
Tuyến đường không chỉ mang ý nghĩa là dấu ấn lịch sử, khởi đầu cho phát triển hạ tầng giao thông Quảng Ninh mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết dứt điểm bài toán khó về hạ tầng giao thông của tỉnh.