Phát biểu tại Lễ phát động, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Cách đây gần 60 năm, ngày 28/11/1959, với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã viết bài đăng trên báo Nhân Dân với nhan đề "Tết trồng cây", phân tích ý nghĩa to lớn và lợi ích thiết thực của việc trồng cây, gây rừng đối với đất nước, gia đình và mỗi người dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Trồng thêm cây xanh sẽ góp phần khắc phục sự tàn phá, khai thác rừng bừa bãi, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt; tạo ra một tiềm năng của cải vật chất to lớn cho đời sống của mỗi gia đình và xã hội… và kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, các cấp, các ngành, các địa phương, toàn thể đồng bào, đồng chí hãy hăng hái tham gia trồng cây, trồng rừng; người người trồng cây, nhà nhà trồng cây, trồng cây nào, tốt cây đó; đồng thời nâng cao ý thức và có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; tăng cường đầu tư, ứng dụng khoa học-công nghệ, tạo cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế rừng bền vững.
Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, năm 2018, cả nước trồng được trên 231 nghìn ha rừng tập trung (vượt 18,7% kế hoạch) và trên 63 triệu cây phân tán (vượt 27,7% kế hoạch); khoán quản lý bảo vệ 6,5 triệu ha rừng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 386 nghìn ha. Giá trị xuất khẩu lâm sản vượt ngưỡng 9,3 tỷ USD, xuất siêu 7 tỷ USD…
Những thành quả của ngành lâm nghiệp góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có ý nghĩa kinh tế, xã hội và nhân văn sâu sắc.
Phát biểu tại lễ trao chứng nhận, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đánh giá, việc nhận CAT 1 từ Cục Hàng không Liên bang Mỹ là một sự kiện lớn đối với ngành hàng không Việt Nam. Sự kiện cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hợp tác hàng không giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian tới.
Theo Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink, chứng nhận CAT 1 đồng nghĩa với việc FAA đánh giá Cục Hàng không Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn của hàng không quốc tế và Mỹ về giám sát an toàn. Đây là một thành tựu quan trọng và là kết quả nhiều năm làm việc tích cực của Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không Việt Nam.
Việc Cục Hàng không Việt Nam đạt được CAT 1 là điều kiện bắt buộc để các hãng hàng không của Việt Nam được phép mở đường bay đến Mỹ. Quan trọng hơn, đây là sự công nhận của quốc tế về an toàn hàng không, khẳng định Việt Nam đã hội nhập thành công.
Đồng thời, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế; khẳng định vị thế, uy tín không chỉ của ngành Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải mà của cả Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo đại diện VietinBank, giá trị thương hiệu VietinBank đã tăng thêm 64%, nhảy vọt từ 381 triệu USD (năm 2018) lên trên 625 triệu USD ở báo cáo xếp hạng năm 2019. Bước nhảy này đã giúp VietinBank có được sự thăng hạng ngoạn mục khi tăng tới 68 bậc, xếp hạng 242 - thứ hạng cao nhất trong các ngân hàng Việt Nam và là ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất lọt vào Top 300 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới.
Đây là lần thứ 7 VietinBank góp mặt trong báo cáo xếp hạng uy tín của Brand Finance với giá trị thương hiệu liên tục tăng trưởng. Năm 2018, VietinBank nằm ở vị trí thứ 310 trong báo cáo xếp hạng Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới của tổ chức này.
Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới năm 2019 của Brand Finance có sự xuất hiện của 3 ngân hàng khác đến từ Việt Nam, đó là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Brand Finance là hãng định giá thương hiệu hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh. Kết quả định giá thương hiệu của Brand Finance được sử dụng và công bố chính thức trên các kênh truyền thông hàng đầu như The Banker, BBC, CNN, CNBC, Bloomberg, The Economist, The Wallstreet Journal…
Brand Finance cũng là một trong số ít doanh nghiệp trên thế giới được công nhận tiêu chuẩn ISO 10668 - tiêu chuẩn toàn cầu về định giá thương hiệu.
17 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này gồm: Lượn Cọi của người Tày (Bắc Kạn); Nghề rèn của người Nùng An (Cao Bằng); Hò Cần Thơ (Cần Thơ); Mền Loóng Phạt Ái (Tết Hoa mào gà) của người Cống (Điện Biên); Lễ Gạ Ma Thú (Cúng bản) của người Hà Nhì (Điện Biên); Lễ hội Chùa Bà Đanh (Hà Nam); Hát Dậm Quyển Sơn (Hà Nam); Lễ hội làng Triều Khúc (Hà Nội); Nghề cốm Mễ Trì (Hà Nội); Nghi lễ Mo Tham Thát của người Tày (Lào Cai); Nghi lễ Then của người Giáy (Lào Cai); Lễ Cấp sắc của người Dao Quần Chẹt (Phú Thọ); Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Hrê (Quảng Ngãi); Nghệ thuật Rô băm của người Khmer (Sóc Trăng); Lễ hội Nghinh Ông (Sóc Trăng); Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao Đỏ (Tuyên Quang); Xường giao duyên của người Mường (Thanh Hóa).