Thủ tướng yêu cầu nỗ lực cao nhất để đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,5% và vụ chìm tàu trên sông Soài Rạp là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Cùng Vietnam+ điểm lại những sự kiện nổi bật trong tuần từ 26/10-1/11:
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định nhìn tổng thể, tình hình kinh tế xã hội-xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực.
Vấn đề còn lại của hai tháng cuối năm là phải nỗ lực cao nhất để phấn đấu đạt hoặc vượt chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,5% của năm 2015; tạo tiền đề, nền tảng cho những bước phát triển tiếp theo trong những năm tới.
Xem thêm tại đây: Nỗ lực cao trong 2 tháng cuối để đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,5%
Dự kiến, đến hết ngày 2/11, việc tổ chức Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ hoàn thành.
Bộ Chính trị sẽ phân công cán bộ giữ chức Bí thư Quân ủy Trung ương, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020.
Xem thêm tại đây: 63 trong 68 Đảng bộ đã tổ chức xong Đại hội nhiệm kỳ 2015-2020
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, các lực lượng chức năng đã cứu được 13 trong tổng số 17 người trên chiếc tàu bị nạn.
Đến chiều 1/11, thi thể 2 thuyền viên gặp nạn trong vụ chìm tàu Hoàng Phúc 18 tại khu vực sông Soài Rạp đã được đưa vào bờ bàn giao cho gia đình nạn nhân và các cơ quan chức năng.
Lực lượng chức năng đang triển khai các phương án mở rộng tìm kiếm, huy động mọi phương tiện ra hiện trường để sớm đưa những thi thể nạn nhân cuối cùng về với gia đình.
Xem thêm tại đây: Vụ chìm tàu Hoàng Phúc 18: Xác định danh tính 17 người bị nạn
Nhiều ý kiến bày tỏ chưa hài lòng với hiệu quả công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng mà chủ yếu dựa vào những nguồn thông tin từ các cơ quan báo chí và các nguồn khác.
Việc phát hiện xử lý tham nhũng chưa tương ứng với tình hình và mong đợi dư luận xã hội, việc xử lý tham nhũng rất chậm. Mức độ thiệt hại do tham nhũng gây ra hơn 900 tỷ đồng, gần 10.000m2 đất nhưng việc thu hồi tài sản tham nhũng chỉ đạt hơn 55%. Tài sản tham nhũng thu hồi thấp, khiến cử tri cho rằng, đó chính là tình trạng "hy sinh đời bố củng cố đời con."
Các đại biểu Quốc hội đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các ban, ngành liên quan cần tập trung triển khai, chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, Nhà nước, nêu cao tính tiên phong gương mẫu của Đảng viên, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, cơ quan để xảy ra tham nhũng.
Xem thêm tại đây: Xử lý tham nhũng vẫn còn tình trạng "hy sinh đời bố củng cố đời con"
Nhưng ông Tiến cũng khẳng định khi làm tốt, thanh tra giá chuyển nhượng không chỉ giúp chống thất thu ngân sách mà quan trọng hơn giúp nâng cao ý thức tuân thủ của các doanh nghiệp về thuế.
Theo ông Nguyễn Quang Tiến, trong 3 năm vừa qua, nhiều vụ việc chuyển giá đã bị phát hiện với giá trị điều chỉnh rất lớn; trong đó, vụ đầu tiên được phân tích thành công phải kể đến là trường hợp Công ty Dệt may Hualon của Liên doanh Malaysia-Đài Loan (Trung Quốc), British Virin Island tại Đồng Nai.
Qua thanh tra, cơ quan thuế đã ra quyết định giảm lỗ hơn 100 tỷ đồng và truy thu thuế 78 tỷ đồng. Đây là thành tích lớn nhất của ngành thuế trong khu vực Đông Nam Á.
Xem thêm tại đây: Chuyển giá - Bài toán khó chưa hồi kết trong công tác quản lý thuế
Đây là siêu tàu container lớn nhất từ trước tới nay đến Việt Nam, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc đưa cụm cảng Cái Mép-Thị Vải, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành điểm trung chuyển quốc tế của các hãng tàu viễn dương quốc tế.
Tàu CSCL Star của hãng China Shipping thuộc liên minh Ocean gồm 3 hãng là CMA-CMG (Pháp), China Shipping (CSCL, Trung Quốc) và UASC (Tiểu vương quốc Arab thống nhất).
Việc tiếp nhận được tàu kích cỡ trên 14.000 TEUs và hình thành tuyến dịch vụ Á-Âu tại cảng Cái Mép góp phần tăng sức cạnh tranh cho cụm cảng Cái Mép-Thị Vải, đưa Việt Nam chính thức trở thành nước thứ ba trong khu vực ngoài Singapore, Malaysia có tên trên bản đồ thế giới về khả năng tiếp nhận và làm hàng cho tàu kích cỡ siêu lớn.
Xem thêm tại đây: Cảng Cái Mép đón siêu tàu container lớn nhất từ trước tới nay
Ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội cho biết việc tăng lương đòi hỏi một nguồn tiền quá lớn vì quy mô người hưởng lương và chế độ chính sách từ ngân sách nhà nước rất nhiều. Ước tính, số lượng cán bộ công chức có gần 700.000 người, nhưng tổng số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, liên quan ngân sách nhà nước lại lên đến hơn 8 triệu người, do vậy, để cải cách tiền lương thì đòi hỏi một lượng tiền rất lớn.
Lần gần đây nhất, để tăng lương cơ bản từ 930.000 đồng lên 1.150.000 đồng, ngân sách nhà nước đã phải bỏ ra trên 44.000 tỷ đồng/năm.
Xem thêm tại đây: Chính phủ sẽ trình Quốc hội tăng lương cơ bản vào đầu năm 2016
Trên cơ sở đó, lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo tham mưu lãnh đạo địa phương quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân, cán bộ và công nhân khu công nghiệp.
Yêu cầu đặt ra là đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất một trường mầm non công lập làm nòng cốt trong việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
Xem thêm tại đây: Rà soát mạng lưới trường mầm non ở khu công nghiệp, khu chế xuất
Tại buổi làm việc, hai bên thống nhất thỏa thuận dự kiến đưa vào khai thác đường bay quốc tế thương mại Quảng Đông-Phú Quốc trong tháng 1/2016 với tần suất 3 chuyến/tuần phục vụ khách du lịch.
Đây là cơ hội để đảo Phú Quốc tiếp tục đón du khách quốc tế đến tham quan, du lịch ngày càng đông hơn và giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch Phú Quốc với thế giới.
Xem thêm tại đây: Mở đường bay quốc tế Quảng Châu-Phú Quốc từ đầu 2016
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị các địa phương cần chủ động sử dụng nguồn ngân sách địa phương ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn.
Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ Văn Trung ương cho biết hiện tượng El Nino sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam, khả năng đạt cường độ của El Nino mạnh kỷ lục năm 1997 và năm 1998, kéo dài đến hết mùa Đông Xuân năm 2015, năm 2016.
Mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm, tổng lượng mưa phổ biến thiếu hụt so với trung bình nhiều năm ở các khu vực, đặc biệt là Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên. Lượng mưa ở Trung Bộ có thể thiếu hụt đến 30-60% ngay trong những tháng mùa mưa và hạn hán nghiêm trọng thường diễn ra trên diện rộng trong mùa khô kế tiếp.
Xem thêm tại đây: Các địa phương chủ động nguồn ngân sách ứng phó với hạn hán