Lê Văn Công giành Huy chương vàng lịch sử tại Paralympics Rio 2016 và chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Francois Hollande là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Lê Văn Công giành Huy chương vàng lịch sử tại Paralympics Rio 2016
Sáng 9/9, lực sỹ cử tạ Lê Văn Công đã đi vào lịch sử của thể thao Việt Nam khi anh xuất sắc chinh phục mức tạ 183kg, xác lập kỷ lục thế giới ở hạng 49kg nam, đem về tấm Huy chương vàng đầu tiên cho đoàn thể thao khuyết tật Việt Nam tại Paralympics Rio 2016.
Đây cũng là tấm huy chương vàng đầu tiên của Thể thao Việt Nam tại các kỳ Paralympics kể từ khi tham dự năm 2000.
Lê Văn Công (32 tuổi), sinh ra tại Hà Tĩnh. Anh bị chứng tóp teo chân từ nhỏ do mẹ bị sốt xuất huyết trong thời gian mang thai. Năm 2005, anh vào Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp và gia nhập Câu lạc bộ hướng nghiệp dành cho người khuyết tật. Sau đó anh gắn bó với thể thao bắt đầu từ điền kinh rồi chuyển sang cử tạ.
Chỉ sau 2 năm tập luyện, Lê Văn Công đã giành huy chương vàng hạng cân 48 kg tại ASEAN Para Games 2007 với thành tích 152,2kg.
Sau khi mất 2 năm để điều trị chấn thương từ năm 2011 đến 2013, vận động viên này đã liên tục gặt hái thành công khi 3 lần phá kỷ lục thế giới và đoạt huy chương vàng tại ASEAN Para Games 2014 (180kg), Asian Para Games 2014 (181,5kg) và giải vô địch châu Á 2015 (182kg).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư chúc mừng Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam và vận động viên Lê Văn Công.
Niềm vui của vận động viên Lê Văn Công sau khi hoàn thành nội dung cử tạ nam hạng 49 kg tại Paralympic 2016. (Nguồn: THX/TTXVN)
Xem thêm: Lê Văn Công giành Huy chương vàng lịch sử tại Paralympics Rio 2016
Đây cũng là tấm huy chương vàng đầu tiên của Thể thao Việt Nam tại các kỳ Paralympics kể từ khi tham dự năm 2000.
Lê Văn Công (32 tuổi), sinh ra tại Hà Tĩnh. Anh bị chứng tóp teo chân từ nhỏ do mẹ bị sốt xuất huyết trong thời gian mang thai. Năm 2005, anh vào Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp và gia nhập Câu lạc bộ hướng nghiệp dành cho người khuyết tật. Sau đó anh gắn bó với thể thao bắt đầu từ điền kinh rồi chuyển sang cử tạ.
Chỉ sau 2 năm tập luyện, Lê Văn Công đã giành huy chương vàng hạng cân 48 kg tại ASEAN Para Games 2007 với thành tích 152,2kg.
Sau khi mất 2 năm để điều trị chấn thương từ năm 2011 đến 2013, vận động viên này đã liên tục gặt hái thành công khi 3 lần phá kỷ lục thế giới và đoạt huy chương vàng tại ASEAN Para Games 2014 (180kg), Asian Para Games 2014 (181,5kg) và giải vô địch châu Á 2015 (182kg).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư chúc mừng Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam và vận động viên Lê Văn Công.
Xem thêm: Lê Văn Công giành Huy chương vàng lịch sử tại Paralympics Rio 2016
Tổng thống Pháp Francois Hollande thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Từ 5 đến 7/9, Tổng thống nước Cộng hòa Pháp Francois Hollande đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên sau 12 năm của một Tổng thống Pháp.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Francois Hollande đã hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang; hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; gặp Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; đến thăm và nói chuyện với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, thăm phố cổ Hà Nội, Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh, gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam.
Tại các cuộc hội đàm, hội kiến, các nhà lãnh đạo hai nước đã nhất trí đánh giá quan hệ Việt Nam-Pháp đang phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quốc phòng, an ninh, hợp tác phát triển, thương mại và đầu tư, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, khoa học-công nghệ, văn hóa, y tế, giáo dục, pháp luật và tư pháp, hợp tác địa phương.
Hai bên khẳng định quyết tâm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam -Pháp tiếp tục phát triển sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Francois Hollande đã chứng kiến Lễ ký kết, trao đổi nhiều văn kiện, thỏa thuận hợp tác giữa hai nước.
Hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Pháp.
Xem thêm: Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên sau 12 năm của một Tổng thống Pháp.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Francois Hollande đã hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang; hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; gặp Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; đến thăm và nói chuyện với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, thăm phố cổ Hà Nội, Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh, gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam.
Tại các cuộc hội đàm, hội kiến, các nhà lãnh đạo hai nước đã nhất trí đánh giá quan hệ Việt Nam-Pháp đang phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quốc phòng, an ninh, hợp tác phát triển, thương mại và đầu tư, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, khoa học-công nghệ, văn hóa, y tế, giáo dục, pháp luật và tư pháp, hợp tác địa phương.
Hai bên khẳng định quyết tâm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam -Pháp tiếp tục phát triển sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Francois Hollande đã chứng kiến Lễ ký kết, trao đổi nhiều văn kiện, thỏa thuận hợp tác giữa hai nước.
Hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Pháp.
Xem thêm: Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam: Có thực sự còn nhiều cơ hội?
Tại buổi tọa đàm chia sẻ kết quả nghiên cứu về công nghiệp ôtô và phụ tùng ôtô Việt Nam, được tổ chức tại Hà Nội ngày 6/9, nhiều ý kiến cho rằng, khó khăn lớn của nhiều doanh nghiệp hiện là sản lượng, quy mô nhỏ nên khó đưa ra giá cạnh tranh vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy vậy, cơ hội dành cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn còn nhiều. Vì vậy, rất cần sự đồng bộ hóa giữa các nhà sản xuất linh kiện.
Các vấn đề chính được đưa ra tại tọa đàm là quy mô thị trường, áp lực sau năm 2018, xóa bỏ hàng rào thuế quan của ASEAN và ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển.
Ông Lê Văn Hùng, Phó giám đốc Nhà máy ôtô Veam, Bỉm Sơn, Thanh Hóa cho rằng, cơ hội thì có nhiều nhưng chỉ khi tham gia được vào chuỗi cung ứng trong và ngoài nước, chứ nếu chỉ có trong nước thì sẽ rất khó khăn. Các chính sách của Nhà nước hiện nay là tập trung phát triển dung lượng thị trường, đủ về quy mô để thực hiện công tác nội địa hóa. Sau 2 năm ban hành quy hoạch, chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô, các chính sách về thuế, để tập trung vào dòng xe nhỏ, thân thiện môi trường.
Hiện nay, tác động của các chính sách tương đối rõ ràng, số lượng xe của năm 2016 về cơ bản đã vượt so với định hướng, theo chiến lược đến năm 2020. Tuy nhiên tỷ lệ nội địa hóa theo quy hoạch vẫn tương đối thấp, theo định hướng chúng ta đưa ra là đến năm 2020 nội địa hóa đạt 40%, 2025 là 45%, đến nay tỷ lệ nội địa hóa xe con khoảng 10-20%, xe buýt hơn 30%, xe tải 40%.
Theo ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương: "Chúng ta sẽ tính toán phát triển vào dòng xe nhỏ, thân thiện môi trường. Việc cạnh tranh trực tiếp cũng không quan ngại lắm, tất nhiên là có ảnh hưởng, nhưng không quyết liệt, các thị trường chủ yếu là đắp bù nhau. Do vậy, dung lượng thị trường là vẫn còn cho ngành công nghiệp ôtô."
Xem thêm: Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam: Có thực sự còn nhiều cơ hội?
Các vấn đề chính được đưa ra tại tọa đàm là quy mô thị trường, áp lực sau năm 2018, xóa bỏ hàng rào thuế quan của ASEAN và ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển.
Ông Lê Văn Hùng, Phó giám đốc Nhà máy ôtô Veam, Bỉm Sơn, Thanh Hóa cho rằng, cơ hội thì có nhiều nhưng chỉ khi tham gia được vào chuỗi cung ứng trong và ngoài nước, chứ nếu chỉ có trong nước thì sẽ rất khó khăn. Các chính sách của Nhà nước hiện nay là tập trung phát triển dung lượng thị trường, đủ về quy mô để thực hiện công tác nội địa hóa. Sau 2 năm ban hành quy hoạch, chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô, các chính sách về thuế, để tập trung vào dòng xe nhỏ, thân thiện môi trường.
Hiện nay, tác động của các chính sách tương đối rõ ràng, số lượng xe của năm 2016 về cơ bản đã vượt so với định hướng, theo chiến lược đến năm 2020. Tuy nhiên tỷ lệ nội địa hóa theo quy hoạch vẫn tương đối thấp, theo định hướng chúng ta đưa ra là đến năm 2020 nội địa hóa đạt 40%, 2025 là 45%, đến nay tỷ lệ nội địa hóa xe con khoảng 10-20%, xe buýt hơn 30%, xe tải 40%.
Theo ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương: "Chúng ta sẽ tính toán phát triển vào dòng xe nhỏ, thân thiện môi trường. Việc cạnh tranh trực tiếp cũng không quan ngại lắm, tất nhiên là có ảnh hưởng, nhưng không quyết liệt, các thị trường chủ yếu là đắp bù nhau. Do vậy, dung lượng thị trường là vẫn còn cho ngành công nghiệp ôtô."
Xem thêm: Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam: Có thực sự còn nhiều cơ hội?
Thủ tướng phê duyệt chương trình giảm nghèo bền vững 2016-2020
Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016, về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Mục tiêu tổng quát của chương trình là thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra.
Quyết định cũng nêu rõ mục tiêu cụ thể giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân từ 1-1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 3-4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020...
Một nông dân người dân tộc Tày, ở Trùng Khánh (Cao Bằng) từ vay vốn ưu đãi đã đầu tư nuôi dê cho thu nhập tốt. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Xem thêm: Thủ tướng phê duyệt chương trình giảm nghèo bền vững 2016-2020
Mục tiêu tổng quát của chương trình là thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra.
Quyết định cũng nêu rõ mục tiêu cụ thể giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân từ 1-1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 3-4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020...
Xem thêm: Thủ tướng phê duyệt chương trình giảm nghèo bền vững 2016-2020
Bội chi ngân sách Nhà nước lên ngưỡng 121.000 tỷ đồng sau 8 tháng
Tổng chi ngân sách Nhà nước sau 8 tháng đã vượt mức 770.000 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Bội chi ngân sách qua đó đã ở mức hơn 121.000 tỷ đồng.
Theo thống kê vừa được Bộ Tài chính công bố sáng 6/9, mức tổng chi trên bằng 60,5% dự toán. Trong số này, chi đầu tư phát triển qua 8 tháng là hơn 120.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cuối năm trước.
Chi trả nợ và viện trợ ước thực hiện 8 tháng đạt trên 104.000 tỷ đồng, tăng 2,6% so cùng kỳ năm 2015. Tiến độ này theo lãnh đạo ngành tài chính đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết, không để tác động xấu đến kinh tế vĩ mô.
Về thu ngân sách, báo cáo ngành tài chính cho thấy, con số này sau 8 tháng là trên 649.000 tỷ đồng, đạt 64% dự toán.
Thu nội địa theo tính toán đạt trên 523.000 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, con số này so với 2 năm gần đây là thấp. Cùng kỳ năm 2014, thu nội địa đã đạt 72,8% dự toán, tăng 22,5% so với một năm trước đó. Tương tự, năm 2015, số thu này đạt 72,7% dự toán, tăng 18,4%.
Xem thêm: Bội chi ngân sách Nhà nước lên ngưỡng 121.000 tỷ đồng sau 8 tháng
Theo thống kê vừa được Bộ Tài chính công bố sáng 6/9, mức tổng chi trên bằng 60,5% dự toán. Trong số này, chi đầu tư phát triển qua 8 tháng là hơn 120.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cuối năm trước.
Chi trả nợ và viện trợ ước thực hiện 8 tháng đạt trên 104.000 tỷ đồng, tăng 2,6% so cùng kỳ năm 2015. Tiến độ này theo lãnh đạo ngành tài chính đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết, không để tác động xấu đến kinh tế vĩ mô.
Về thu ngân sách, báo cáo ngành tài chính cho thấy, con số này sau 8 tháng là trên 649.000 tỷ đồng, đạt 64% dự toán.
Thu nội địa theo tính toán đạt trên 523.000 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, con số này so với 2 năm gần đây là thấp. Cùng kỳ năm 2014, thu nội địa đã đạt 72,8% dự toán, tăng 22,5% so với một năm trước đó. Tương tự, năm 2015, số thu này đạt 72,7% dự toán, tăng 18,4%.
Xem thêm: Bội chi ngân sách Nhà nước lên ngưỡng 121.000 tỷ đồng sau 8 tháng
Hơn 20 triệu học sinh cả nước bước vào năm học mới
Sáng 5/9, lễ khai giảng năm học mới 2016-2017 diễn ra trên toàn quốc. Năm học 2016-2017, cả nước có 22,5 triệu học sinh, sinh viên, trong đó khoảng 20,5 triệu học sinh phổ thông.
Nhân dịp khai giảng năm học 2016-2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi thư chúc mừng tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước. Trong ngày khai giảng, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng đã tới dự lễ khai giảng năm học mới, chung vui cùng học sinh trong cả nước.
Năm học 2016-2017, ngành giáo dục sẽ tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, phương hướng chung là tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Xem thêm: Hơn 20 triệu học sinh cả nước bước vào năm học mới
Nhân dịp khai giảng năm học 2016-2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi thư chúc mừng tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước. Trong ngày khai giảng, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng đã tới dự lễ khai giảng năm học mới, chung vui cùng học sinh trong cả nước.
Năm học 2016-2017, ngành giáo dục sẽ tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, phương hướng chung là tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Xem thêm: Hơn 20 triệu học sinh cả nước bước vào năm học mới
Công bố phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh Đại học 2017
Ngày 8/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố Dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp trung học phổ thông (trung học phổ thông) và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017, để lấy ý kiến góp ý rộng rãi trong dư luận.
Theo Dự thảo, Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 được tổ chức về cơ bản như năm 2016 với một số nội dung điều chỉnh về tổ chức cụm thi, bài thi, hình thức thi, thời gian làm bài và lịch thi.
Về tổ chức cụm thi, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cụm thi do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, dành cho tất cả các thí sinh của địa phương.
Về bài thi, gồm 5 bài: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).
Để được xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, thí sinh Trung học phổ thông thi 4 bài thi gồm 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội.
Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Các bài Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm, bài thi Ngữ văn, thi theo hình thức tự luận; thời gian làm bài thi: bài thi Toán, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội là 90 phút mỗi bài; bài thi Ngữ văn là 120 phút; bài thi Ngoại ngữ là 60 phút.
Tthời gian tổ chức kỳ thi sẽ thống nhất trong cả nước, diễn ra trong 2 ngày của tháng 6/2016.
Xem thêm: Công bố phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh Đại học 2017
Theo Dự thảo, Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 được tổ chức về cơ bản như năm 2016 với một số nội dung điều chỉnh về tổ chức cụm thi, bài thi, hình thức thi, thời gian làm bài và lịch thi.
Về tổ chức cụm thi, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cụm thi do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, dành cho tất cả các thí sinh của địa phương.
Về bài thi, gồm 5 bài: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).
Để được xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, thí sinh Trung học phổ thông thi 4 bài thi gồm 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội.
Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Các bài Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm, bài thi Ngữ văn, thi theo hình thức tự luận; thời gian làm bài thi: bài thi Toán, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội là 90 phút mỗi bài; bài thi Ngữ văn là 120 phút; bài thi Ngoại ngữ là 60 phút.
Tthời gian tổ chức kỳ thi sẽ thống nhất trong cả nước, diễn ra trong 2 ngày của tháng 6/2016.
Xem thêm: Công bố phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh Đại học 2017
Giải thưởng Vì tình yêu Hà Nội xướng tên “ông Tây dọn rác”
Giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội” lần thứ 9 (năm 2016) chứa đựng nhiều bất ngờ và thú vị vì có hai nhân vật người nước ngoài được đề cử và đoạt giải.
Đó là “ông Tây dọn rác” James Joseph Kendall cùng nhóm Keep Hanoi Clean - Giữ Hà Nội Sạch (hạng mục giải thưởng “Việc làm - Vì tình yêu Hà Nội”) và nhạc sỹ-ca sỹ người Pháp La Grande Sophie với ca khúc “Hà Nội” (hạng mục giải thưởng “Tác phẩm - Vì tình yêu Hà Nội”).
Bên cạnh đó, giải thưởng “Tác phẩm - Vì tình yêu Hà Nội” còn được trao cho cuốn sách “Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội” (họa sỹ Phan Ngọc Khuê chủ biên).
Đặc biệt, giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội” năm 2016 đã tôn vinh nhiếp ảnh gia Lê Vượng ở hạng mục “Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội.”
Hội đồng giám khảo cũng trao một giải thưởng “Ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội” cho chủ trương phát triển không gian xanh của thành phố Hà Nội (với 1 triệu cây xanh và kế hoạch trong 5 năm tới xây dựng 25 công viên, trong đó có 5 công viên đạt tiêu chuẩn quốc tế).
Lễ trao giải đã chính thức diễn ra sáng 8/9 tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội).
"Giải thưởng ‘Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 9-năm 2016" tiếp tục là một mùa giải bội thu với những đề cử "nặng ký," tôn vinh những tác giả tận tâm và những tác phẩm, việc làm , ý tưởng tận hiến vì sự phát triển của Thủ đô ngàn năm văn hiến,” nhà báo Lê Xuân Thành - Tổng biên tập báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam), Trưởng ban tổ chức giải thưởng đánh giá.
Xem thêm: Giải thưởng Vì tình yêu Hà Nội xướng tên “ông Tây dọn rác”
Đó là “ông Tây dọn rác” James Joseph Kendall cùng nhóm Keep Hanoi Clean - Giữ Hà Nội Sạch (hạng mục giải thưởng “Việc làm - Vì tình yêu Hà Nội”) và nhạc sỹ-ca sỹ người Pháp La Grande Sophie với ca khúc “Hà Nội” (hạng mục giải thưởng “Tác phẩm - Vì tình yêu Hà Nội”).
Bên cạnh đó, giải thưởng “Tác phẩm - Vì tình yêu Hà Nội” còn được trao cho cuốn sách “Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội” (họa sỹ Phan Ngọc Khuê chủ biên).
Đặc biệt, giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội” năm 2016 đã tôn vinh nhiếp ảnh gia Lê Vượng ở hạng mục “Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội.”
Hội đồng giám khảo cũng trao một giải thưởng “Ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội” cho chủ trương phát triển không gian xanh của thành phố Hà Nội (với 1 triệu cây xanh và kế hoạch trong 5 năm tới xây dựng 25 công viên, trong đó có 5 công viên đạt tiêu chuẩn quốc tế).
Lễ trao giải đã chính thức diễn ra sáng 8/9 tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội).
"Giải thưởng ‘Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 9-năm 2016" tiếp tục là một mùa giải bội thu với những đề cử "nặng ký," tôn vinh những tác giả tận tâm và những tác phẩm, việc làm , ý tưởng tận hiến vì sự phát triển của Thủ đô ngàn năm văn hiến,” nhà báo Lê Xuân Thành - Tổng biên tập báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam), Trưởng ban tổ chức giải thưởng đánh giá.
Xem thêm: Giải thưởng Vì tình yêu Hà Nội xướng tên “ông Tây dọn rác”
Tài xế xe tải liều mình cứu xe khách được đặc cách tặng Cúp Vô lăng Vàng 2016
Ngày 8/9, lái xe Phan Văn Bắc, 30 tuổi, ở huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng được Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi thư khen và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đặc cách trao Cúp Vô lăng Vàng 2016 vì hành động quả cảm của mình, dũng cảm cứu xe khách trong tình trạng mất phanh, nguy cơ lao xuống vực, giúp hơn 30 người trên xe thoát nạn.
Trước đó, ngày 6/9, trên quốc lộ 20 qua thị trấn Đạm Ri, Đạ Huoai, Lâm Đồng, xe khách 53N-2824 chở hơn 30 hành khách có biểu hiện mất phanh khi xuống đèo Bảo Lộc.
Phát hiện sự việc, anh Bắc đang lái xe tải biển số 49C-098.51, chở nông sản từ Đức Trọng, Lâm Đồng đi Thành phố Hồ Chí Minh ở phía trước đã có quyết định dũng cảm và rất khéo léo điều khiển xe ôtô của mình chạy đồng tốc để đuôi xe tiếp xúc với mũi xe khách và dìu xe ôtô khách xuống hết đoạn đường dốc dài khoảng 500m trên đèo Bảo Lộc cho đến khi hai xe cùng dừng lại an toàn.
Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, hành động dũng cảm của lái xe Phan Văn Bắc đã được dư luận nhân dân hết lời khen ngợi, biểu dương.
Cùng ngày, tại huyện Đạ Huoai, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và nhiều cơ quan, tổ chức đã trao bằng khen, giấy khen và phần thưởng tặng lái xe Phan Văn Bắc./.
Xem thêm: Lái xe Phan Văn Bắc được đặc cách tặng Cúp Vô lăng Vàng 2016
Trước đó, ngày 6/9, trên quốc lộ 20 qua thị trấn Đạm Ri, Đạ Huoai, Lâm Đồng, xe khách 53N-2824 chở hơn 30 hành khách có biểu hiện mất phanh khi xuống đèo Bảo Lộc.
Phát hiện sự việc, anh Bắc đang lái xe tải biển số 49C-098.51, chở nông sản từ Đức Trọng, Lâm Đồng đi Thành phố Hồ Chí Minh ở phía trước đã có quyết định dũng cảm và rất khéo léo điều khiển xe ôtô của mình chạy đồng tốc để đuôi xe tiếp xúc với mũi xe khách và dìu xe ôtô khách xuống hết đoạn đường dốc dài khoảng 500m trên đèo Bảo Lộc cho đến khi hai xe cùng dừng lại an toàn.
Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, hành động dũng cảm của lái xe Phan Văn Bắc đã được dư luận nhân dân hết lời khen ngợi, biểu dương.
Cùng ngày, tại huyện Đạ Huoai, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và nhiều cơ quan, tổ chức đã trao bằng khen, giấy khen và phần thưởng tặng lái xe Phan Văn Bắc./.
Xem thêm: Lái xe Phan Văn Bắc được đặc cách tặng Cúp Vô lăng Vàng 2016
Khả năng vẫn có 3-4 cơn bão trong những tháng cuối năm
Nhận định về khí hậu Việt Nam trong những tháng cuối năm (từ tháng 9-12/2016), Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương-tiến sỹ Hoàng Đức Cường cho biết khả năng bão và áp thấp nhiệt đới sẽ kết thúc muộn, gió mùa Đông Bắc hoạt động sớm, mưa lũ xuất hiện với tần suất cao hơn năm 2015 trên khu vực miền Trung trong những tháng cuối năm này.
Đặc biệt, các phân tích và dự báo mới nhất cho thấy khả năng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông sẽ ít hơn trung bình nhiều năm (khoảng 12-13 cơn/năm). Nhưng sẽ còn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam khoảng 3-4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trong những tháng cuối năm, tập trung trên khu vực giữa và Nam Biển Đông và các tỉnh từ Trung Bộ trở vào phía Nam.
Từ tháng 9-12, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Nửa đầu tháng 9 nắng nóng sẽ còn xảy ra ở khu vực Trung Trung Bộ và phía Bắc của Nam Trung Bộ, song phạm vi sẽ thu hẹp dần, cường độ giảm hơn và không kéo dài.
Lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ trong các tháng 9 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 5-15% (các đợt mưa lớn sẽ còn xuất hiện trong tháng 9); các tháng 10 và 11 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 5-15%, tháng 12 có thể thiếu hụt từ 20-40%.
Xem thêm: Khả năng vẫn có 3-4 cơn bão trong những tháng cuối năm
Đặc biệt, các phân tích và dự báo mới nhất cho thấy khả năng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông sẽ ít hơn trung bình nhiều năm (khoảng 12-13 cơn/năm). Nhưng sẽ còn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam khoảng 3-4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trong những tháng cuối năm, tập trung trên khu vực giữa và Nam Biển Đông và các tỉnh từ Trung Bộ trở vào phía Nam.
Từ tháng 9-12, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Nửa đầu tháng 9 nắng nóng sẽ còn xảy ra ở khu vực Trung Trung Bộ và phía Bắc của Nam Trung Bộ, song phạm vi sẽ thu hẹp dần, cường độ giảm hơn và không kéo dài.
Lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ trong các tháng 9 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 5-15% (các đợt mưa lớn sẽ còn xuất hiện trong tháng 9); các tháng 10 và 11 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 5-15%, tháng 12 có thể thiếu hụt từ 20-40%.
Xem thêm: Khả năng vẫn có 3-4 cơn bão trong những tháng cuối năm
(TTXVN/Vietnam+)