"Sức khỏe" của hai nền kinh tế chi phối thị trường năng lượng

Trong phiên giao dịch ngày 14/10, giá dầu thế giới nới rộng đà giảm sang phiên thứ ba, trong bối cảnh thị trường vẫn còn lo ngại về những dấu hiệu yếu kém của nền kinh tế toàn cầu.
"Sức khỏe" của hai nền kinh tế chi phối thị trường năng lượng ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong phiên giao dịch ngày 14/10, giá dầu thế giới nới rộng đà giảm sang phiên thứ ba, trong bối cảnh thị trường vẫn còn lo ngại về những dấu hiệu yếu kém của nền kinh tế toàn cầu. 

Chốt phiên này, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 11/2015 giảm 2 xu Mỹ xuống còn 46,64 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn trên thị trường London giảm 9 xu Mỹ xuống 49,15 USD/thùng.

Số liệu thương mại yếu kém trong tháng Chín của Trung Quốc, cùng với những thống kê về giá bán buôn và chi tiêu tiêu dùng kém lạc quan của Mỹ đã làm tăng gam màu xám trong bức tranh kinh tế toàn cầu.

Thêm vào đó là tâm lý lo ngại của thị trường khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo tăng trưởng nhu cầu “vàng đen” trong năm tới sẽ chậm lại. Trong khi đó, dự trữ dầu thô của Mỹ được cho là sẽ tăng lên trong báo cáo dự kiến công bố vào ngày 15/10.

Theo kết quả khảo sát của hãng tin Bloomberg, lượng dầu dự trữ tại Mỹ ước tăng khoảng 2,58 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 9/10. Dự trữ dầu tăng có nghĩa là nhu cầu dầu tại nước tiêu thụ “vàng đen” lớn nhất thế giới yếu đi./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.